Bộ, ngành chủ quản DNNN tạo nguy cơ nhóm lợi ích khủng khiếp?

VOV.VN - Bày tỏ sự không đồng tình mô hình Bộ chủ quản với DNNN, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, cách làm này sẽ biến doanh nghiệp thành sân sau của Bộ.

Nêu quan điểm về mô hình quản lý DNNN trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), luật gia Vũ Xuân Tiền, Trưởng ban Tư vấn và phản biện chính sách của Hội các nhà quản trị DN Việt Nam (VACD) cho rằng: “Không thể duy trì cơ chế chủ quản – sản phẩm của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp trong kinh tế thị trường. Đây là cơ chế vô cùng lạc hậu, vì nó biến các DNNN trở thành sân sau của các bộ, ngành. Nguy hại hơn ở chỗ là tạo lợi ích nhóm rất khủng khiếp”.

Một nội dung nữa, theo ông Tiền, cần qui định chặt chẽ: “Cơ quan chủ sở hữu không được trực tiếp tham mưu, soạn thảo chính sách; không được trực tiếp tham gia kiểm soát, điều tiết thị trường và thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước khác” để ngăn chặn tình trạng tiếp tay cho độc quyền, gây thiệt hại cho các DNNN khác như đang xảy ra hiện nay. “Đây là điều rất quan trọng và tiến bộ, nếu không đưa vào thì môi trường kinh doanh của ta vẫn rối. Vẫn còn độc quyền, từ độc quyền Nhà nước chuyển sang độc quyền kinh doanh” ông Vũ Xuân Tiền nhấn mạnh hơn quan điểm của mình.

Nếu qui định điều này, chúng ta sẽ không thấy một hiện tượng như hiện nay chúng ta đang thấy đó là: Bộ Công thương = EVN, =Tập đoàn xăng dầu Việt Nam. Tất cả những lý sự về vấn đề tại sao phải tăng giá điện, EVN nói như thế nào, Bộ Công thương nói y như thế, thậm chí Bộ Công thương còn "bênh" EVN về việc này. Trước đây, EVN bảo rằng vì lỗ nên phải tăng giá, bây giờ chuẩn bị tăng giá điện lại lấy lý do là việc tăng giá điện không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN. Nghĩa là lãi vẫn phải tăng giá. Đó là các "lý sự" mà các DN và người dân “chết” vì cái lý sự ấy. Đó là lợi ích nhóm.

Hoặc Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu tới đây bỏ cơ chế liên ngành về quyết định giá xăng dầu, dự kiến là sẽ giao Bộ Công thương chủ trì, thực hiện điều tiết giá. “Như vậy là Bố đặt giá còn con bán hàng cho thiên hạ” – ông Tiền ví von.

Càng giảm bớt những vấn đề do “Chính phủ qui định” càng tốt

Luật DN sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến, thảo luận tại Quốc hội. Một số đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra ý kiến nên thành lập một cơ quan chủ sở hữu để quản lý các DNNN. Cơ quan chủ sở hữu không được ban hành các chính sách. Có ý kiến cho rằng đây là siêu bộ, có ý kiến nghi ngờ không thể làm được vì quản lý trực tiếp chẳng ăn ai. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có lần chia sẻ: “Suốt ngày tôi đi “nắm đầu” các ông ấy còn không làm nữa huống chi bây giờ tách ra, tôi không có quyền gì với các ông ấy nữa thì tôi chả bao giờ quản lý được chất lượng công trình”.

Còn theo luật gia Vũ Xuân Tiền, việc qui định mô hình đại diện chủ sở hữu của DNNN liên quan nhiều vấn đề trong quản trị DN chứ không phải đơn thuần chỉ là vấn đề quản lý vốn. Vì vậy, không thể “ném” qui định ấy sang cơ quan khác.

Một vấn đề khác cũng đang còn nhiều ý kiến khác nhau là nên qui định trong luật hay để Chính phủ qui định về các điều kiện kinh doanh. Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, quy định các điều kiện kinh doanh thực chất là hạn chế quyền kinh doanh của công dân. Vì vậy, những qui định về điều kiện kinh doanh phải do Quốc hội quy định. Nếu giao Chính phủ qui định thì hàng loạt giấy phép con sẽ ra đời, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của DN.

Các điều kiện kinh doanh thường có tính ổn định lâu dài. Trong trường hợp điều kiện kinh doanh cần phải thay đổi nhưng chưa thể sửa luật hoặc Pháp lệnh có liên quan có thể giao Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa điều kiện kinh doanh bằng một Nghị quyết.

Nếu vẫn để Chính phủ qui định sẽ không tránh được tình trạng giấy phép con và chỉ để hành DN như hiện nay. Nếu để Chính phủ qui định sẽ không xóa bỏ được tình trạng “Bố nhỏ hơn con”. Dẫn chứng được ông Vũ Xuân Tiền đưa ra là một số điều của Hiến pháp muốn có hiệu lực phải chờ luật. Luật muốn có hiệu lực lại chờ Nghị định. Nghị định muốn có hiệu lực chờ Thông tư. Như vậy, có thể suy luận rằng, Hiến pháp nhỏ hơn Thông tư.

Một lý do nữa được ông Tiền đưa ra, Chính phủ là cơ quan hành pháp, vì thế xu thế chung sẽ qui định những gì thuận lợi nhất cho công tác quản lý của mình. Nếu Chính phủ “bí” quá lại chuyển sang Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành.

“Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đặt lên bàn một chồng giấy nặng hơn 1kg về điều kiện kinh doanh. TS Cung là người làm chính sách mà còn nói các qui định như một ma trận chẳng biết đường nào mà lần. Người làm chính sách như anh Cung còn không hiểu thì ai hiểu nổi” – ông Tiền cho biết.

Nói về câu chuyện, có hay không sự công bằng giữa DNNN và DN thuộc các thành phần kinh tế khác, ông Tiền cho rằng, đó là câu chuyện “còn dài lắm”. Nhưng nếu nói hiện nay Nhà nước đang phân biệt, đối xử với các DN thì các lãnh đạo sẽ bảo “Không đúng”. Anh thử tìm xem có văn bản nào phân biệt? Thuế DNNVV còn được lợi hơn DNNN. DNNN qui mô lớn chịu thuế suất là 22% còn DN nhỏ là 20%. Luật Đất đai có qui định nào nói là chỉ ưu tiên về đất đai cho DNNN đâu. “Cái sự không công bằng ấy chỉ là trong “thực hiện” người ta đang làm” – Luật gia Vũ Xuân Tiền nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu: Ai hưởng lợi?
Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu: Ai hưởng lợi?

VOV.VN - Bộ này đang quản lý vấn đề xuất nhập khẩu và đại diện quản lý nhà nước đối với Petrolimex, nay lại quản lý giá nữa thì…

Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu: Ai hưởng lợi?

Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu: Ai hưởng lợi?

VOV.VN - Bộ này đang quản lý vấn đề xuất nhập khẩu và đại diện quản lý nhà nước đối với Petrolimex, nay lại quản lý giá nữa thì…

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?
Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

VOV.VN - “Nếu thành lập cơ quan chuyên ngành thì lại trở về mô hình bao cấp, là sự thụt lùi, kìm hãm sự phát triển của DN”.

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

Siêu “bộ” quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Nên hay đừng?

VOV.VN - “Nếu thành lập cơ quan chuyên ngành thì lại trở về mô hình bao cấp, là sự thụt lùi, kìm hãm sự phát triển của DN”.

Bộ Tài chính: "Đúng là giá xăng Việt Nam cao hơn Mỹ"
Bộ Tài chính: "Đúng là giá xăng Việt Nam cao hơn Mỹ"

VOV.VN -Nhưng theo đại diện của Bộ này, để so sánh, cần phải xem xét nhiều yếu tố và những đặc thù chứ không chỉ đơn thuần về mức giá.

Bộ Tài chính: "Đúng là giá xăng Việt Nam cao hơn Mỹ"

Bộ Tài chính: "Đúng là giá xăng Việt Nam cao hơn Mỹ"

VOV.VN -Nhưng theo đại diện của Bộ này, để so sánh, cần phải xem xét nhiều yếu tố và những đặc thù chứ không chỉ đơn thuần về mức giá.

Tăng giá điện không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN?
Tăng giá điện không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN?

Năm 2013, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của EVN là 9.197 tỷ đồng, tuy nhiên, sau khi bù lỗ lũy kế, lợi nhuận còn lại chỉ là 547 tỷ đồng.

Tăng giá điện không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN?

Tăng giá điện không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh của EVN?

Năm 2013, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của EVN là 9.197 tỷ đồng, tuy nhiên, sau khi bù lỗ lũy kế, lợi nhuận còn lại chỉ là 547 tỷ đồng.

Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN Hà Nội đổ do thời tiết
Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN Hà Nội đổ do thời tiết

VOV.VN - Nhiều gia đình tại Hà Nội nhận được hoá đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, gấp đôi, ba lần những tháng trước.

Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN Hà Nội đổ do thời tiết

Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN Hà Nội đổ do thời tiết

VOV.VN - Nhiều gia đình tại Hà Nội nhận được hoá đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt, gấp đôi, ba lần những tháng trước.

Từ tháng 7/2014, EVN sẽ nhắn tin thông báo tiền điện cho khách hàng
Từ tháng 7/2014, EVN sẽ nhắn tin thông báo tiền điện cho khách hàng

VOV.VN - Đình chỉ 2 công nhân ghi chỉ số công tơ không chính xác của 211 khách hàng. 

Từ tháng 7/2014, EVN sẽ nhắn tin thông báo tiền điện cho khách hàng

Từ tháng 7/2014, EVN sẽ nhắn tin thông báo tiền điện cho khách hàng

VOV.VN - Đình chỉ 2 công nhân ghi chỉ số công tơ không chính xác của 211 khách hàng. 

EVN lãi hơn 8.800 tỷ đồng nhờ tăng giá điện
EVN lãi hơn 8.800 tỷ đồng nhờ tăng giá điện

VOV.VN -Số lãi này có được trong năm 2012, sau nhiều năm EVN thua lỗ và kết quả này là nhờ 2 lần tăng giá điện.

EVN lãi hơn 8.800 tỷ đồng nhờ tăng giá điện

EVN lãi hơn 8.800 tỷ đồng nhờ tăng giá điện

VOV.VN -Số lãi này có được trong năm 2012, sau nhiều năm EVN thua lỗ và kết quả này là nhờ 2 lần tăng giá điện.