Bội chi và nợ công vẫn là gánh nặng của tài chính quốc gia

VOV.VN -Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia là chủ đề bao trùm hướng tới nền tảng quốc gia của Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Mạng lưới quản lý chi tiêu công tại châu Á (PEMNA) do Bộ Tài chính Việt Nam đăng cai tổ chức khai mạc sáng 22/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công để đảm bảo an toàn tài chính quốc gia góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, bao trùm, không bỏ lại ai ở phía sau là chủ đề bao trùm, chiến lược hướng tới nền tảng quốc gia Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008, đa số nền tài chính các quốc gia đều tăng bội chi, từ mức trung bình 2,2% lên 5,5%, tuy gần đây có giảm xuống 3,5% nhưng vẫn là mức cao. Để bù đắp bội chi và đề có nguồn lực giải quyết khủng hoảng, giải pháp là tăng vay nợ và vì thế nợ công toàn thế giới đã tăng. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Bội chi liên tục tăng, dẫn đến nợ công trong vòng 10 năm tăng từ 32% (2005) lên 63,8% (2015) GDP là thách thức rất lớn.

PEMNA 2019 có sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ 14 quốc gia thành viên.

Trước thách thức đó, mục tiêu quyết tâm và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Việt Nam là tái cơ cấu ngân sách và nợ công để đảm bảo nền ngân sách phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững.

Qua 3 năm thực hiện tái cơ cấu, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả như: phục hồi tỷ lệ động viên vào ngân sách, thay vì 21 - 22% GDP đã đạt mức bình quân gần 24% GDP. Cơ cấu thu chuyển dịch quan trọng, từ sản xuất, kinh doanh, thuế phí đã đạt 83% tổng thu ngân sách. Thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam không còn phụ thuộc vào hoạt động khai thác khoáng sản, tài nguyên (10 năm trước, số thu từ nguồn này chiếm 23% tổng thu; hiện chỉ còn dưới 3,5% tổng thu ngân sách).

Tổng chi ngân sách đạt 28,9%. Trong đó, chi đầu tư phát triển chiếm 28%, chi thường xuyên đạt 62,5%. Bội chi ngân sách được kiểm soát, giảm so với dự toán, đạt 3,7% GDP. Tỷ lệ nợ công giảm từ 63,8% GDP năm 2015 xuống 58,4% GDP năm 2018. Cơ cấu vay trong nước – ngoài nước thay đổi. Trái phiếu Chính phủ đã kéo dài kỳ hạn và giảm về mức lãi suất. 

Tại hội nghị, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một điển hình về phục hồi sau khủng hoảng và tiến hành tái cơ cấu ngân sách và quản lý hiệu quả nợ công, đã sớm có kết quả nhất định.

Ông Ousman Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, Việt Nam là quốc gia chuyển mình với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đúng hướng. Trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 6,5%, tỷ lệ nghèo Việt Nam đã giảm từ 21% năm 2010 xuống còn 9,8% trong năm 2016.

Bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam đã có năm rơi vào kinh tế suy giảm, vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao lên mức hai con số, bội chi và nợ công tăng lên, cân đối ngân sách khó khăn. Nhưng đến nay, sau khi thực hiện các giải pháp để phục hồi kinh tế, ổn định vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân sách và nợ công, thì lạm phát, bội chi và nợ công đã được kiềm chế ở mức thấp hơn mức Quốc hội Việt Nam cho phép, tăng trưởng đạt ở mức cao so với khu vực, kinh tế vĩ mô ổn định.

Ông Ousman Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị

“Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6,5%/năm, kinh tế vĩ mô ổn định, nợ công giảm, bội chi giảm… Tất cả những điều này đã phản ánh các cải thiện về mặt thể chế của Chính phủ cũng như những triển vọng về tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Ousman Dione cũng chia sẻ, nghiên cứu mới đây của WB cho thấy huy động thu của các nước Đông Á đang thấp so với khu vực khác, nguồn thu dựa chủ yếu vào thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt; trong khi đó, các loại thuế thực thu như thuế thu nhập cá nhân lại đang chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Do đó, đang có những thách thức mới trong huy động nguồn thu.

“Hệ thống thuế cần phải thích ứng để giải quyết rủi ro mới nổi về chuyển giá và chuyển lợi nhuận giữa các nước cũng như là sự bùng nổ của dịch vụ số hóa xuyên biên giới thì mới duy trì được môi trường thuế hiệu quả thân thiện đối với tăng trưởng”, ông Ousman Dione khuyến nghị.

Để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đảm bảo nền tài chính an toàn, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách, Bộ Tài chính cho rằng, yếu tố cần thiết là hoàn thiện chính sách thu minh bạch hiệu quả, mở rộng cơ sở thu, điều chỉnh ưu đãi. Cùng với đó, ngành tài chính cần nâng hiệu quả quản lý thu, hiện đại hóa cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, kiểm soát chặt chẽ bội chi xuống mức bền vững theo thông lệ quốc tế, tăng cường quản lý nợ công theo nguyên tắc thị trường./.

PEMNA 2019 diễn ra từ 22-24/5/2019, có sự tham gia của gần 150 đại biểu đến từ 14 quốc gia thành viên PEMNA (Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-leste, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, OECD, USOTA, UNESCAP.

PEMNA là mạng lưới học hỏi giữa các đồng nghiệp gồm cán bộ và chuyên gia về quản lý tài chính công trong khu vực. Được thành lập từ năm 2012 theo sáng kiến của Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính và Chiến lược Hàn Quốc, với mục tiêu hỗ trợ các Chính phủ trong khu vực giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính công và nâng cao hiệu quả chi tiêu công, thông qua việc tạo ra diễn đàn trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quản lý tài chính công giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ
Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ

VOV.VN - Phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công.

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ

Giải bài toán nợ công: Cần một hệ thống quản lý đồng bộ

VOV.VN - Phải tính toán chặt chẽ hơn khi vay nợ, phải đồng bộ quản lý nợ với quản lý ngân sách và đầu tư công để có thể quản trị rủi ro của nợ công.

Nợ công cao là một trong những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế
Nợ công cao là một trong những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế

VOV.VN - Nợ công tăng nhanh làm hạn chế các lựa chọn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng trũng suy giảm và tiến vào quỹ đạo tăng trưởng mới

Nợ công cao là một trong những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế

Nợ công cao là một trong những rủi ro vĩ mô lớn nhất của nền kinh tế

VOV.VN - Nợ công tăng nhanh làm hạn chế các lựa chọn của Chính phủ trong việc đưa nền kinh tế thoát khỏi vùng trũng suy giảm và tiến vào quỹ đạo tăng trưởng mới

Bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công
Bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công

VOV.VN - Với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ, bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công.

Bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công

Bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công

VOV.VN - Với quy mô kinh tế năm 2018 khoảng 5,5 triệu tỷ đồng, nợ công ở ngưỡng 3,2 triệu tỷ, bình quân mỗi người dân Việt Nam “gánh” hơn 32 triệu đồng nợ công.

Gánh nặng nợ công “đè” tăng trưởng kinh tế
Gánh nặng nợ công “đè” tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Nợ công tăng quá cao có thể sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Nếu không kiểm soát vay nợ, Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Gánh nặng nợ công “đè” tăng trưởng kinh tế

Gánh nặng nợ công “đè” tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Nợ công tăng quá cao có thể sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế. Nếu không kiểm soát vay nợ, Việt Nam sẽ lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ
Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

Giữ an toàn nợ công: Chỉ vay trong khả năng trả nợ

VOV.VN - Việt Nam sẽ có thể tiếp tục phải vay nợ, tuy nhiên, việc vay nợ cần phải hết sức thận trọng, có hiệu quả và phải có cơ chế trả nợ rõ ràng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP

VOV.VN - Năm 2019, ngành Tài chính phấn đấu tăng thu khoảng 5% so với dự toán; dư nợ công trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định, khoảng 61,3% GDP.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP

VOV.VN - Năm 2019, ngành Tài chính phấn đấu tăng thu khoảng 5% so với dự toán; dư nợ công trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định, khoảng 61,3% GDP.