Cách nào gần 210 tỷ đồng của SBBS vào túi siêu lừa Huyền Như?

VOV.VN -Thông tin Huyền Như đã chi tới 30 tỷ đồng làm “mồi nhử” để giăng bẫy, chiếm đoạt gần 210 tỷ của SBBS rất đáng chú ý. 

Trong vụ án “siêu lừa Huyền Như”, khoản tiền 210 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank Berjaya (“SBBS”) vào được túi Huyền Như đã được lộ rõ qua những thông tin công bố tại tòa.

Từ các phiên xét xử của tòa án đối với vụ án này cho thấy, thông tin Huyền Như đã chi tới 30 tỷ đồng làm “mồi nhử” để giăng bẫy, chiếm đoạt gần 210 tỷ của SBBS rất đáng chú ý. Nhưng vấn đề đặt ra là Huyền Như đã giăng bẫy thế nào và vì sao SBBS sập bẫy?

Bị cáo Huyền Như tại tòa (Ảnh: Báo Pháp luật)

Giăng bẫy và sập bẫy như thế nào?

Theo kết luận của tòa phúc thẩm, tháng 5/2010, Vũ Thị Mỹ Linh là kế toán trưởng SBBS đã thông qua môi giới (là Vũ Minh Hải công ty CK Đại Dương) biết đến mối Huyền Như nhận tiền gửi với lãi suất cao, ngoài 14%/năm theo quy định của NHNN còn lãi ngoài chênh lệch thêm 16-18%/năm cho công ty SBBS và Linh, Hải môi giới (tổng cộng 32-36%/năm).

Tổng cộng cho đến khi Huyền Như bị bắt thì Linh đã nhận được 9,9 tỷ đồng và Hải nhận được 2,9 tỷ và SBBS nhận được 4,2 tỷ tiền lãi suất ngoài (chưa tính 7,1 tỷ SBBS nhận theo lãi 14%/năm). Nhưng tất cả Hợp đồng mà Mỹ Linh giao dịch ký kết với Huyền Như đều là hợp đồng giả. Chính Như cũng thừa nhận trước tòa vì ý đồ chiếm đoạt tiền của SBBS ngay từ đầu, do đó đã làm giả con dấu VietinBank – Chi nhánh Nhà Bè và ký giả chữ ký của Hà Tuấn Anh - Giám đốc và Võ Anh Tuấn - Phó Giám đốc chi nhánh Nhà Bè. Do đó, từ ngày 18/5/2011 đến 31/8/2011 Huyền Như đã làm giả 14 hợp đồng uỷ thác đầu tư giữa công ty SBBS với VietinBank chi nhánh Nhà Bè và tổng số tiền huy động là 245 tỷ đồng.

Về mặt giấy tờ ký kết, Mỹ Linh và SBBS “nghĩ rằng” đang giao dịch với Vietinbank CN Nhà Bè. Nhưng Mỹ Linh hoàn toàn biết Huyền Như là cán bộ Vietinbank Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, CN TP. HCM, nhưng Linh lại không hề giao dịch với bất kỳ nhân viên nào của CN Nhà Bè mà chỉ giao dịch, trao đổi với Huyền Như. 

Hơn nữa, trong các lần giao dịch chuyển hợp đồng ký kết đều thông qua Trần Thị Tố Quyên là nhân viên công ty Hoàng Khải, công ty riêng của Huyền Như. Tiền lãi 14%/năm từ “Hợp đồng uỷ thác” với một ngân hàng nhưng SBBS nhận được dưới hình thức cá nhân Đỗ Quốc Thái nộp tiền mặt vào tài khoản SBBS tại Eximbank (Thái cũng là nhân viên công ty Hoàng Khải, công ty riêng của Huyền Như).

Bản thân Mỹ Linh là kế toán trưởng khi kiểm báo nợ Tài khoản SBBS tại Eximbank cũng đã biết được điều này, tuy nhiên chấp nhận lời giải thích của Huyền Như rằng lần sau sẽ là chuyển khoản chứ không nộp tiền mặt nữa.

Chứng tỏ Vũ Minh Hải (môi giới), Vũ Thị Mỹ Linh - Kế toán trưởng, và SBBS đã tạo thành một nhóm trục lợi bất hợp pháp nên mới dễ dàng bị Như qua mặt.

Đại diện VietinBank đã nói tại phiên tòa tại thời điểm diễn ra vụ việc liên quan SBBS thì lãi suất của VietinBank áp dụng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước là 14%/năm và niêm yết công khai.

Đại diện SBBS cũng đã thừa nhận với HĐXX là SBBS đã chuyển tổng số tiền vào tài khoản SBBS tại VTB HCM là 225 tỷ đồng, nhưng 31/8/2011 SBBS có thực hiện một lệnh rút tiền ra khỏi tài khoản của chính mình với số tiền 15 tỷ đồng. Con số thiệt hại chính xác là 209.971.126.369 đồng.

Câu hỏi đặt ra là SBBS đã thực hiện trách nhiệm theo dõi số dư của KH theo QĐ 1284 như thế nào? Bởi vì SBBS khai rằng không hề biết bất kỳ lệnh giả chuyển tiền đi trên TK của mình tại VTB cho tới khi cơ quan điều tra vào gặp hồi tháng 10/2011, trong khi SBBS đã mở tài khoản ngày 18/5/2011, tức là gần 5 tháng, nhưng SBBS chưa từng một lần lấy giấy báo Có, báo Nợ, sổ phụ tài khoản ngân hàng.

Biết bất thường nhưng vẫn tiếp tục giao dịch?

Nhiều thông tin công bố tại tòa cho thấy, SBBS nhận thức rõ có các bất thường trên tài khoản nhưng không báo cho ngân hàng VietinBank. Chẳng hạn, SBBS nộp cho cơ quan điều tra xác nhận tài khoản thanh toán của SBBS tại VTB HCM tại ngày 30/6/2011 là 0 đồng, có chữ ký của Huỳnh Thị Huyền Như và đóng dấu CN PGD Điện Biên Phủ ngày 6/7/2011 (bút lục 0221 – tập 1). Mặc dù, trước thời điểm 30/6/2011, SBBS đã chuyển 200 tỷ đồng vào TK thanh toán của mình tại VTB HCM và không có lệnh chi nào, vậy nhưng khi nhận được xác nhận số dư TK thanh toán là 0 đồng SBBS lại chấp thuận và vẫn tiếp tục giao dịch tiếp với Như.

Một trong những chứng cứ là SBBS nộp cho cơ quan điều tra xác nhận số dư tiền gửi của SBBS tại VTB CN Nhà Bè tại ngày 30/6/2011 là 200 tỷ, có chữ ký của Võ Anh Tuấn và đóng dấu CN Nhà Bè ngày 7/7/2011 (bút lục 0225 – tập 1). Nhưng Võ Anh Tuấn đã được điều chuyển sang VP đại diện HCM từ ngày 5/7/2011 theo QĐ số 537/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 30/06/2011 (bút lục 001834 – tập 01), nên không thể có dấu của CN Nhà Bè.

Về phía Huyền Như, để thực hiện trót lọt việc chuyển tiền đi, chính Như cũng thừa nhận đã làm giả con dấu của SBBS để ký giả, đóng dấu giả các lệnh chi của SBBS và Giao dịch viên.

Bản thân Kế toán trưởng SBBS là Vũ Thị Mỹ Linh đã tư lợi riêng hơn 9,9 tỷ nhờ ký các Hợp đồng Ủy thác đầu tư với Như, do đó đã có những lỏng lẻo, không làm đúng trong các giao dịch với Như. Đơn cử, Mỹ Linh nhận thức rõ sự bất thường khi tiền lãi đáng ra là của VTB trả nhưng lại là tiền mặt do cá nhân nộp vào TK nhưng vẫn chấp nhận giao dịch tiếp với Như (bút lục 031602 – tập 108 – Mỹ Linh khai ngày 16/3/2012).

Một số thông tin từ tòa nêu trên đã cho thấy, Huyền Như có những thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi. Câu hỏi được đặt ra là bằng cách nào mà Như lại có được yêu cầu xác nhận số dư “hợp đồng uỷ thác” gửi cho CN Nhà Bè trong khi Như là cán bộ Phòng giao dịch Chi nhánh TP HCM? Trách nhiệm của các cá nhân tại SBBS về số tiền bị Như chiếm đoạt như thế nào? 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Siêu lừa" Huyền Như nhận án Chung thân, Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù
"Siêu lừa" Huyền Như nhận án Chung thân, Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù

VOV.VN -Tòa tuyên án và quyết định tuyên phạt Huyền Như mức án Chung thân. Trước đó, giai đoạn 1 của vụ án, Huyền Như cũng đã bị tuyên phạt Chung thân.

"Siêu lừa" Huyền Như nhận án Chung thân, Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù

"Siêu lừa" Huyền Như nhận án Chung thân, Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù

VOV.VN -Tòa tuyên án và quyết định tuyên phạt Huyền Như mức án Chung thân. Trước đó, giai đoạn 1 của vụ án, Huyền Như cũng đã bị tuyên phạt Chung thân.

“Đi đêm” lãi suất với Huyền Như, 10 sếp ngân hàng phải hầu tòa
“Đi đêm” lãi suất với Huyền Như, 10 sếp ngân hàng phải hầu tòa

Lãnh đạo Navibank gửi trái phép hơn 1.500 tỉ đồng vào Vietinbank với lãi suất 22,5% và bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ. 

“Đi đêm” lãi suất với Huyền Như, 10 sếp ngân hàng phải hầu tòa

“Đi đêm” lãi suất với Huyền Như, 10 sếp ngân hàng phải hầu tòa

Lãnh đạo Navibank gửi trái phép hơn 1.500 tỉ đồng vào Vietinbank với lãi suất 22,5% và bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ. 

Nóng 24h: “Siêu lừa” Huyền Như khai lý do lừa tiền của 5 công ty
Nóng 24h: “Siêu lừa” Huyền Như khai lý do lừa tiền của 5 công ty

VOV.VN - Huyền Như cho biết, do vay tiền kinh doanh, mất khả năng thanh toán nên đã tìm cách chiếm đoạt tài sản của các công ty để bù đắp vào nguồn tiền đó.

Nóng 24h: “Siêu lừa” Huyền Như khai lý do lừa tiền của 5 công ty

Nóng 24h: “Siêu lừa” Huyền Như khai lý do lừa tiền của 5 công ty

VOV.VN - Huyền Như cho biết, do vay tiền kinh doanh, mất khả năng thanh toán nên đã tìm cách chiếm đoạt tài sản của các công ty để bù đắp vào nguồn tiền đó.

Huyền Như chấp nhận Chung thân, chỉ còn 4 công ty kháng cáo đòi tiền
Huyền Như chấp nhận Chung thân, chỉ còn 4 công ty kháng cáo đòi tiền

VOV.VN -Huyền Như không kháng cáo, Võ Anh Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt, 4/5 nguyên đơn dân sự không chấp nhận bị hại của “siêu lừa”

Huyền Như chấp nhận Chung thân, chỉ còn 4 công ty kháng cáo đòi tiền

Huyền Như chấp nhận Chung thân, chỉ còn 4 công ty kháng cáo đòi tiền

VOV.VN -Huyền Như không kháng cáo, Võ Anh Tuấn xin giảm nhẹ hình phạt, 4/5 nguyên đơn dân sự không chấp nhận bị hại của “siêu lừa”