Cần cơ chế giám sát đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

VOV.VN- Việt Nam trong top 50 thị trường tài chính phát triển nhất thế giới, nhưng hoạt động giám sát thị trường tài chính còn bất cập.

Hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính với 3 trụ cột là: giám sát tài chính công, tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Đây là nhận định đưa ra tại Hội thảo “Vietnam Finance 2013 – Tăng cường giám sát tài chính quốc gia” do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế tổ chức hôm nay tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh phát biểu tại hội thảo

Báo cáo đưa ra tại hội thảo cho thấy, mặc dù Việt Nam nằm trong top 50 thị trường tài chính phát triển nhất thế giới, nhưng hoạt động giám sát thị trường tài chính còn bất cập. Sự phối hợp của các cơ quan giám sát chuyên ngành còn hạn chế; Chưa ngăn chặn được tình trạng lợi dụng kẽ hở của luật pháp để “lách” và “né tránh” việc giám sát hoạt động của của cơ quan giám sát.

Theo bà Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Trường đào tạo và phát triển nhân lực, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, ở lĩnh vực ngân hàng, vẫn còn khoảng trống pháp lý trong giám sát một số định chế tài chính; Chưa giám sát hành vi kinh doanh của các chủ thể trên thị trường. Việc sở hữu chéo giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa ngân hàng với doanh nghiệp dẫn đến vô hiệu hóa hệ số an toàn vốn, khó kiểm soát nợ xấu.

Bà Nguyễn Thị Mùi đề xuất: “Trong quá trình giám sát, phải ngăn chặn hoạt động của thị trường ngầm, vì khi để xảy ra thị trường ngầm thì hệ thống tài chính Việt Nam sẽ tổn thương rất lớn. Đồng thời, cần nâng cao kỷ luật thị trường.

Thứ hai, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát theo rủi ro và xây dựng quy trình phối hợp giữa các cơ quan quản lý một cách hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao chất lượng từng định chế tài chính. Một số liệu đôi khi nhiều tổ chức cùng công bố nhưng không biết tin vào tổ chức nào, ví dụ như nợ xấu có 4 công bố khác nhau. Những vấn đề như vậy thuộc giám sát từng định chế tài chính làm sao để số liệu thông tin minh bạch”.

Đánh giá về nợ công của Việt Nam, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính cho biết, so với các chỉ tiêu về an toàn nợ của Ngân hàng Thế giới, có thể thấy nợ công của Việt Nam giai đoạn này được đánh giá là bền vững. Tuy nhiên, việc giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia hiện nay còn mang tính thủ công. Bộ Tài chính chưa xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu chung phục vụ công tác giám sát nợ; chưa có phần mềm để quản lý, kiểm tra, đánh giá rủi ro.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Viet Nam Finance 2013

Do đó, ông Hoàng Hải kiến nghị cần xây dựng các công cụ quản lý nợ, từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường công tác giám sát và quản lý rủi ro về nợ công.

Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, cùng với sự đổi mới về cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, thì cơ chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã góp phần đưa số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ giảm từ 60% những năm đầu 2000 xuống còn 20% năm 2010.

Tuy nhiên, các quy định về giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước vẫn còn hạn chế, dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ kéo dài, số lỗ luỹ kế gia tăng. Trong khi đó, chế tài xử lý chưa đủ tính răn đe.

Ông Đặng Quyết Tiến, cho rằng: “Muốn giám sát được phải đổi mới công nghệ thông tin, xử lý thông tin về tài chính ở trong các doanh nghiệp, để giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp trước khi ký hợp đồng dự án nào đó thì cân nhắc được hiệu quả hay hậu quả xảy ra. Khi đã có dữ liệu thông tin thì có thể đánh giá khách quan phân loại, giám sát doanh nghiệp phù hợp, tách bạch được vấn đề sản xuất thương mại hay cung cấp công ích cho cộng đồng, tránh “đánh lận con đen” khi làm ăn thua lỗ thì đẩy vấn đề cung cấp công ích cho cộng đồng để bào chữa cho doanh nghiệp yếu kém”.

Trước thực trạng mô hình giám sát tài chính ở Việt nam còn phân tán, nhưng cũng rất chồng chéo, các chuyên gia cũng khuyến nghị, cần xây dựng mô hình giám sát tài chính hợp nhất cho Việt Nam. Việc chuyển đổi từ mô hình giám sát phân tán hiện nay sang mô hình giám sát hợp nhất chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề luật pháp, nhân sự, kỹ thuật, tài chính... Do đó, vấn đề quan trọng là cần có một lộ trình thích hợp cho việc chuyển đổi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát tài chính vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”
Giám sát tài chính vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”

Cách giám sát tài chính ở Việt Nam hiện nay đang thiếu tính hợp tác dẫn đến hiệu quả thấp.

Giám sát tài chính vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”

Giám sát tài chính vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”

Cách giám sát tài chính ở Việt Nam hiện nay đang thiếu tính hợp tác dẫn đến hiệu quả thấp.

Giám sát tài chính quốc gia bằng giải pháp công nghệ
Giám sát tài chính quốc gia bằng giải pháp công nghệ

VOV.VN -“Tăng cường Giám sát tài chính Quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ” là chủ đề Hội thảo, triển lãm Vietnam Finance 10.

Giám sát tài chính quốc gia bằng giải pháp công nghệ

Giám sát tài chính quốc gia bằng giải pháp công nghệ

VOV.VN -“Tăng cường Giám sát tài chính Quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ” là chủ đề Hội thảo, triển lãm Vietnam Finance 10.

Giám sát tài chính bộc lộ một số điểm hạn chế
Giám sát tài chính bộc lộ một số điểm hạn chế

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh nêu đánh giá này tại Hội thảo – Triển lãm Vietnam Finance 2013.

Giám sát tài chính bộc lộ một số điểm hạn chế

Giám sát tài chính bộc lộ một số điểm hạn chế

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh nêu đánh giá này tại Hội thảo – Triển lãm Vietnam Finance 2013.

Giám sát tài chính đặc biệt với doanh nghiệp ở 4 trường hợp
Giám sát tài chính đặc biệt với doanh nghiệp ở 4 trường hợp

(VOV)-Quy định này tại Nghị định 61/2013 vừa được Chính phủ ban hành về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước...

Giám sát tài chính đặc biệt với doanh nghiệp ở 4 trường hợp

Giám sát tài chính đặc biệt với doanh nghiệp ở 4 trường hợp

(VOV)-Quy định này tại Nghị định 61/2013 vừa được Chính phủ ban hành về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả doanh nghiệp nhà nước...

Giám sát tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Giám sát tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Nội dung giám sát sẽ tập trung vào những khoản đầu tư ngoài ngành.

Giám sát tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Giám sát tài chính các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Nội dung giám sát sẽ tập trung vào những khoản đầu tư ngoài ngành.

Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo giám sát tài chính quốc gia
Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo giám sát tài chính quốc gia

Cần có quy chế để phối hợp thông tin một cách chủ động, thực chất, mang tính “bắt buộc”

Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo giám sát tài chính quốc gia

Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo giám sát tài chính quốc gia

Cần có quy chế để phối hợp thông tin một cách chủ động, thực chất, mang tính “bắt buộc”

// POLL JS