Cần có cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh

VOV.VN - Bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ về cơ chế chính sách cả về phía cung và phía cầu.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ KH&ĐT và Ngân hàng Thế giới, để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam đến năm 2030 dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD. 

Trong đó, ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa khoảng 30% nguồn lực và cần tới 70% từ các nguồn lực khác, chủ yếu được xác định là khu vực tư nhân. Theo phân tích của các chuyên gia, cần có cơ chế phù hợp để có thể huy động được doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.

Trong các diễn đàn được tổ chức gần đây, các chuyên gia khẳng định, việc tăng cường đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh ở Việt Nam đang là yêu cầu đặt ra cấp bách. Cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp trong công tác này. Theo các chuyên gia, một số hạn chế cần sớm khắc phục như tình trạng chậm, khó khăn trong giải phóng mặt bằng xây dựng dự án, thiếu vốn “mồi”, hỗ trợ từ Nhà nước. Thiếu hướng dẫn cụ thể trong đàm phán đối với dự án công - tư, thiếu sự chuẩn bị và sẵn sàng của cơ quan chức năng trong việc thực hiện tăng trưởng xanh.

Thu hút đầu tư tư nhân vào tăng trưởng xanh sẽ góp phần thực hiện mục tiêu kép - vừa thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân, vừa thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của đất nước.

Tiến sỹ Lê Quang Thuận, Trưởng Ban chính sách Tài chính doanh nghiệp, Viện chiến lược và chính sách tài chính cho rằng, các DN là chủ thể quan trọng để sản xuất xanh và tạo ra các sản phẩm xanh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang sản xuất xanh sẽ rất tốn kém.

“Bên cạnh nỗ lực tự thân của DN, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ về cơ chế chính sách cả về phía cung và phía cầu. Thu hút tư nhân cũng là để đa dạng hóa nguồn lực tài chính để tăng trưởng xanh. Đây cũng là quan điểm của Việt Nam”, Tiến sỹ Lê Quang Thuận nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư nợ cấp cho tín dụng xanh tại Việt Nam tăng trưởng nhanh
Dư nợ cấp cho tín dụng xanh tại Việt Nam tăng trưởng nhanh

VOV.VN - Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân tín dụng chung nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉ trọng tín dụng xanh vẫn còn rất khiêm tốn, dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm 4,32% tổng dư nợ toàn nền kinh tế do đây là lĩnh vực mới.

Dư nợ cấp cho tín dụng xanh tại Việt Nam tăng trưởng nhanh

Dư nợ cấp cho tín dụng xanh tại Việt Nam tăng trưởng nhanh

VOV.VN - Trong giai đoạn 2017 - 2022, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm, cao hơn tốc độ tăng bình quân tín dụng chung nền kinh tế. Tuy nhiên, tỉ trọng tín dụng xanh vẫn còn rất khiêm tốn, dư nợ tín dụng xanh chỉ chiếm 4,32% tổng dư nợ toàn nền kinh tế do đây là lĩnh vực mới.

Thay đổi tư duy, nhận thức về tăng trưởng xanh
Thay đổi tư duy, nhận thức về tăng trưởng xanh

VOV.VN - Hiện nay xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Đây là cách tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Thay đổi tư duy, nhận thức về tăng trưởng xanh

Thay đổi tư duy, nhận thức về tăng trưởng xanh

VOV.VN - Hiện nay xu thế tăng trưởng xanh trở thành một lựa chọn tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Đây là cách tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế, hướng tới sự phát triển hài hòa kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên.

Tăng trưởng năng lượng xanh: Chuyển từ thâm dụng sang sử dụng hiệu quả
Tăng trưởng năng lượng xanh: Chuyển từ thâm dụng sang sử dụng hiệu quả

VOV.VN - Chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh chính là việc chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng, sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.

Tăng trưởng năng lượng xanh: Chuyển từ thâm dụng sang sử dụng hiệu quả

Tăng trưởng năng lượng xanh: Chuyển từ thâm dụng sang sử dụng hiệu quả

VOV.VN - Chuyển dịch năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh chính là việc chuyển đổi toàn bộ nền kinh tế từ mô hình thâm dụng nhiều năng lượng, sang mô hình sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.