Cần một mô hình tăng trưởng cụ thể trong xu thế hội nhập

VOV.VN -Yêu cầu đặt ra đối với đất nước ta là cần xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế cụ thể, rõ ràng ở từng lĩnh vực, từng ngành… cho hội nhập.

"Trong 30 năm đổi mới, đất nước đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn trên nền cấu trúc cũ. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay, yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế cụ thể, rõ ràng ở từng lĩnh vực, từng ngành". Đây là ý kiến của nhiều đại biểu, chuyên gia tại diễn đàn tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam, giai đoạn 1986-2015, do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm nay tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, qua 30 năm đổi mới, nước ta vẫn chưa thoát khỏi đẳng cấp phát triển thấp của chính mình, thể hiện ở khía cạnh: công nghệ kỹ thuật, công nghiệp của đất nước vẫn còn tồn tại chủ yếu là gia công lắp ráp, khai thác tài nguyên là chính, công nghệ so với thế giới lạc hậu, năng suất lao động thấp.

Đất nước có những bước tiến quan trọng nhưng trên cấu trúc cũ nên tồn tại tình trạng “giằng níu” cơ chế xin cho, các nguồn lực lớn chưa đáp ứng được yếu tố thị trường, bộ máy quản trị quốc gia rất cồng kềnh, tham nhũng còn diễn biến phức tạp... So với thế giới, chúng ta vẫn tụt hậu ở nhiều khía cạnh quan trọng.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do đất nước chưa xây dựng một mô hình tăng trưởng cụ thể, bài bản. Điều này do điều kiện khách quan đưa tới. Ngay từ đầu chúng ta đặt vấn đề kinh tế đi đôi với chính trị nhưng ưu tiên về kinh tế, đổi mới về chính trị cứ bị gác lại, kênh với đổi mới kinh tế. Từ chỗ đó, dẫn đến giữa lượng và chất, chúng ta chạy theo lượng kéo dài nhiều năm trong khi chất không được quan tâm phát triển. Chúng ta không có mô hình phát triển kinh tế và trong mô hình chọn lựa có sự mất cân đối không phù hợp.

Trong xu thế mới, việc đổi mới về tư duy là yêu cầu bức thiết để đưa đất nước phát triển trong bối cảnh  hội nhập. Phát triển kinh tế cần được thực hiện trên nền tảng nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng giai đoạn mới. Sự phát triển nước ta dứt khoát phải theo con đường hiện đại hóa, tiến lên hiện đại và tiến cùng thời đại. Cải cách về thể chế cần phù hợp với xu thế mới.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng, phải có những thay đổi về tư duy căn bản để đưa đất nước hội nhập và phát triển thời gian tới. Thay đổi cấu trúc thể chế, thay đổi mô hình tăng trưởng, mô hình tăng trưởng này không chỉ là yếu tố định lượng mà thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào nền tảng cấu trúc lại tái cơ cấu nền kinh tế. Điều này được giải thích bằng việc phát triển trong hội nhập, hội nhập toàn những FTA thế hệ mới. Do đó, sẽ có và phải có những thay đổi rất căn bản về thể chế, tư duy phát triển trong giai đoạn tới./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020

Hiện nay, mô hình kinh tế của nước ta đang áp dụng đã gặp phải những rào cản, chủ yếu là bất cập trong phân cấp quyết định đầu tư, phát triển tràn lan nhiều dự án lớn mà không tính đến thực trạng cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội…

Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020

Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho giai đoạn 2011-2020

Hiện nay, mô hình kinh tế của nước ta đang áp dụng đã gặp phải những rào cản, chủ yếu là bất cập trong phân cấp quyết định đầu tư, phát triển tràn lan nhiều dự án lớn mà không tính đến thực trạng cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội…

Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Đây là một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng khoá XI xem xét và quyết định  

Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

Đây là một nội dung mới rất quan trọng được Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW Đảng khoá XI xem xét và quyết định  

Cần giải quyết 6 yêu cầu để thay đổi mô hình tăng trưởng
Cần giải quyết 6 yêu cầu để thay đổi mô hình tăng trưởng

Một trong những yêu cầu đó là hình thành đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường gắn với môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế

Cần giải quyết 6 yêu cầu để thay đổi mô hình tăng trưởng

Cần giải quyết 6 yêu cầu để thay đổi mô hình tăng trưởng

Một trong những yêu cầu đó là hình thành đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường gắn với môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế

Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào năng lực cạnh tranh
Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào năng lực cạnh tranh

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội thảo bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á, diễn ra trong hai ngày 6- 7/6, tại TP. HCM

Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào năng lực cạnh tranh

Việt Nam theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào năng lực cạnh tranh

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại hội thảo bên lề Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á, diễn ra trong hai ngày 6- 7/6, tại TP. HCM

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bước đổi mới rõ nét về tư duy phát triển, đã sớm nhìn nhận vai trò của đổi mới cơ cấu kinh tế.  

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bước đổi mới rõ nét về tư duy phát triển, đã sớm nhìn nhận vai trò của đổi mới cơ cấu kinh tế.  

Kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển
Kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển

(VOV) -Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Đồng Chủ tịch Nhóm Công tác Kinh tế - xã hội

Kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển

Kinh nghiệm chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển

(VOV) -Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam trên cương vị Đồng Chủ tịch Nhóm Công tác Kinh tế - xã hội