Cần tăng năng lực “mặc cả” cho nông dân

(VOV) -TS Thành cho biết, đây là một việc làm quan trọng để giúp nông dân hưởng thụ nhiều hơn thành quả phát triển ngành nông nghiệp.

Sáng 4/4, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD), Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp tổ chức hội nghị “Triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2013”.

Nông nghiệp sẽ phát triển theo chiều sâu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thị Xuân Thu nhấn mạnh: Năm 2012 vừa qua, ngành Nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế. Trong tương lai, nông nghiệp tiếp tục được xác định là một mũi nhọn của nền kinh tế. Nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, tiến tới tăng trưởng bền vững.

Hội nghị có sự tham dự của nhiều chuyên gia về nông nghiệp trong và ngoài nước

Giới thiệu triển vọng thị trường nông sản thế giới, trước hết là năm 2013, Tiến sĩ Jenifer Ellen Ifft, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp, Ban kinh tế nông thôn và Tài nguyên, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đưa ra dự báo, năm 2013 thương mại về gạo thế giới có thể giảm 4%, ở mức 37,4 triệu tấn; gạo hạt trung bình-ngắn sẽ phải đối mặt với áp lực giảm giá từ lượng xuất khẩu gạo lớn ở Ai Cập và Úc. Việt Nam và Ấn Độ được dự báo giảm xuất khẩu gạo trong năm 2013.

Về ngũ cốc và hạt có dầu, TS Jenifer Ellen Ifft cũng đưa ra dự báo sẽ tăng giá trong năm 2013 do nguồn cung hạn chế. Cùng với đó, giá ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi và hạt lấy dầu cũng giảm. Nhưng nhìn chung thương mại ngũ cốc và hạt có dầu toàn cầu (ngô, đậu tương, lúa mì) sẽ tăng so với năm 2012. Ngành cà phê cũng được dự báo sẽ tăng sản lượng, dự trữ cuối kỳ sẽ tăng nhưng nguồn cung vẫn hạn hẹp. Giá thức ăn chăn nuôi cao so với năm 2011/2012, và được mong đợi sẽ ổn định năm 2013/2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như giá dầu thô sẽ giảm trong năm 2013, giá phân bón cũng sẽ có tác từ giá dầu, giá gas...

TS Nguyễn Kim Sơn, Viện trưởng Viện IPSARD cho rằng, trong xu thế phát triển chung của kinh tế nông nghiệp toàn cầu, nhiều cơ hội đã mở ra. Nhưng Việt Nam cần kiên quyết thực hiện thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp chế biến, máy nông nghiệp phục vụ nông nghiệp giá trị gia tăng cao; sản phẩm có khả năng cạnh tranh, có thể kết nối chuỗi giá trị toàn cầu; còn sản phẩm cạnh tranh trung bình, với thị trường nội địa, đa dạng hóa theo vùng; và phát triển các vùng chuyên canh và khu nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ duy trì mức tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 2,6-3,0%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 3,5-4,0%/năm, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua nắng suất, hiệu quả, giá trị gia tăng. Đi liền với đó sẽ nâng cao thu nhập, mức sống dân cư nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực... Đồng thời, phải quản lý tài nguyên bền vững, giảm phát thải khí nhà kính và tác động tiêu cực đến môi trường, khai thác lợi ích môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro....

Với những kỳ vọng này, TS Sơn cho biết là điều không tưởng đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhưng Việt Nam có nhiều lợi thế để đón nhận nhưng cơ hội từ nhu cầu nông sản thế giới và xu thế hướng đến kinh tế xanh toàn cầu. Với những dự báo về thị trường như TS Jenifer Ellen Ifft nêu trên, Việt Nam phải quyết tâm cao trong tái cơ cấu nông nghiệp để có thể hưởng lợi từ các cơ hội đó.

Hơn nữa, theo TS Sơn, trong môi trường sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, ngày càng nhiều biến động khó lường, chịu nhiều áp lực về giá cả nguyên liệu đầu vào, biến đổi thời tiết,... thông tin thị trường là yếu tố rất quan trọng đối với nông dân. Có thông tin thị trường tốt, họ sẽ tự ra quyết định trong sản xuất nông sản, và là người gánh chịu hậu quả nếu rủi ro sau những quyết định của mình gây ra.

5 điểm vướng của nông nghiệp Việt Nam

Nói về giá trị thực mà phát triển nông nghiệp cần hướng tới, TS Võ Trí Thành cho rằng, đó phải là mang lại lợi ích thực sự cho người nông dân. Đồng quan điểm này, nhiều đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, nông nghiệp đạt nhiều thành quả tăng trưởng nhưng người nông dân, tác giả chính của các thành quả đó, còn rất nhiều khó khăn.

Các chuyên gia cho rằng, để nông sản tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần sự nỗ lực chung của cả nhà quản lý và người nông dân, trước hết, trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. (Ảnh: KTNT)

TS Võ Trí Thành cho biết, ngành nông nghiệp vẫn còn vướng 5 điều, gồm: Thứ nhất, việc điều hòa thu nhập của người nông dân, vì những biến động có tính chu kỳ của nông nghiệp ngày càng mạnh hơn, khó dự báo hơn. Việc điều hòa thu nhập cho nông dân không dễ. Đây là việc làm không dễ.

Thứ hai, việc gắn sản xuất với chuỗi giá trị toàn cầu đến nay vẫn đang còn đang mày mò tiếp cận. Thứ ba, phát triển nông nghiệp cần gắn với việc gia tăng khả năng mặc cả của người nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Việc làm này không dễ, nhưng phải làm để góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân khi tiêu thụ nông sản. Thứ tư, vấn đề thực hiện bảo hiểm nông nghiệp cũng còn đang rất khó khăn. Thứ năm, việc làm khó nhất là hình thành được mô hình sống và phát triển mới, đó phải là thân thiện môi trường, gia tăng giá trị sản phẩm đầu ra.

Trong bối cảnh hiện nay, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đề nghị, song song với việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp ngắn hạn trước mắt để chống suy giảm tăng trưởng ngành và làm cơ sở để thực hiện thành công các mục tiêu dài hạn. Đó là phải tạo ra giống lúa có xác nhận, ổn định năng suất và diện tích, thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, liên kết doanh nghiệp – nông dân; chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi.

Đối với các cây công nghiệp, cần ổn tăng cường kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. Còn ngành chăn nuôi cần quản lý kiểm soát tốt dịch bệnh, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý giống, ổn định thị trường thức ăn chăn nuôi, tăng hỗ trợ tín dụng.

Đối với lĩnh vực thủy sản, cần đa dạng hóa đối tượng nuôi, phát triển hạ tầng thủy sản, quản lý chất lượng, dịch bệnh, tăng hỗ trợ tín dụng. Trong lâm nghiệp cần tăng tỷ lệ rừng kinh tế, khai thác bền vững... Đặc biệt là phải có sự điều chỉnh cơ cấu đầu tư công và nâng cao hiệu quả của khoa học công nghệ cho nông nghiệp; xử lý tốt các tranh chấp thương mại về tiêu chuẩn chất lượng, chống bán phá giá, thông tin và dự báo thị trường.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh
Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

(VOV) - Thương hiệu nhiều nông sản Việt Nam rất mờ nhạt trên thị trường trong và ngoài nước, khiến năng lực cạnh tranh yếu.

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

Thương hiệu mờ nhạt, nông sản khó cạnh tranh

(VOV) - Thương hiệu nhiều nông sản Việt Nam rất mờ nhạt trên thị trường trong và ngoài nước, khiến năng lực cạnh tranh yếu.

Nhiều hàng nông sản tốt của Việt Nam chưa vào Nhật Bản
Nhiều hàng nông sản tốt của Việt Nam chưa vào Nhật Bản

(VOV) -Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng cho biết nhiều nông, thủy sản tốt của Việt Nam vẫn chưa có tại Nhật Bản.

Nhiều hàng nông sản tốt của Việt Nam chưa vào Nhật Bản

Nhiều hàng nông sản tốt của Việt Nam chưa vào Nhật Bản

(VOV) -Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng cho biết nhiều nông, thủy sản tốt của Việt Nam vẫn chưa có tại Nhật Bản.

Tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng
Tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng

(VOV) - , Trong tháng 1/2013, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 2,17 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2012

Tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng

Tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng

(VOV) - , Trong tháng 1/2013, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 2,17 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2012

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?
Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

(VOV)-Cần giảm xuất khẩu nông sản thô, tăng hàng chế biến sâu, tăng liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

(VOV)-Cần giảm xuất khẩu nông sản thô, tăng hàng chế biến sâu, tăng liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Nông sản ĐBSCL cần sự đột phá về cơ chế chính sách
Nông sản ĐBSCL cần sự đột phá về cơ chế chính sách

(VOV) - Thay đổi cơ chế chính sách sẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL.

Nông sản ĐBSCL cần sự đột phá về cơ chế chính sách

Nông sản ĐBSCL cần sự đột phá về cơ chế chính sách

(VOV) - Thay đổi cơ chế chính sách sẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp tại ĐBSCL.

Xuất khẩu vào EU nên tập trung vào hàng nông sản
Xuất khẩu vào EU nên tập trung vào hàng nông sản

(VOV)- Những mặt hàng như sắt thép, đồ gỗ, giày dép… chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do người dân châu Âu tiếp tục thắt chặt chi tiêu

Xuất khẩu vào EU nên tập trung vào hàng nông sản

Xuất khẩu vào EU nên tập trung vào hàng nông sản

(VOV)- Những mặt hàng như sắt thép, đồ gỗ, giày dép… chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể do người dân châu Âu tiếp tục thắt chặt chi tiêu