Cảng biển Quảng Ninh – kỳ vọng tăng trưởng mới

VOV.VN - Quảng Ninh tập trung huy động, thu hút mọi nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bến bãi và hạ tầng kết nối cảng biển.

Được đánh giá sở hữu những lợi thế nổi trội để phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển, tỉnh Quảng Ninh đang có những bước đi nhằm thực hiện chiến lược tăng trưởng cảng biển bứt phá trong giai đoạn tới, đóng góp vào phát triển kinh tế biển bền vững không chỉ cho địa phương mà còn cả vùng kinh tế phía Bắc và cả nước. 

Ngày 24/10 vừa qua, Dự án bến cảng tổng hợp Vạn Ninh tại TP Móng Cái chính thức khởi công. Giai đoạn 1 của dự án có diện tích trên 82 ha, tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng. Bến cảng có bến cầu chính dài 500m, có thể đậu đồng thời 2 tàu trọng tải 20.000 DWT hoặc 3 tàu trọng tải 10.000 DWT, bến sà lan, cầu dẫn, khu kho bãi đồng bộ, hạ tầng hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu cầu làm hàng tổng hợp và container. 

Dự lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang khẳng định, cảng Vạn Ninh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với các tỉnh thành trong nước mà còn cả khu vực ASEAN, hướng đến thị trường Trung Quốc và Đông Bắc Á. Hình thành một cảng biển tại khu vực cửa khẩu Móng Cái sẽ tạo ra sự chuyển dịch lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu từ đường bộ xuống đường biển, tạo đầu mối dịch vụ logistics tổng hợp phục vụ cho thương mại biên giới:

"Bến cảng Vạn Ninh sẽ hình thành các tuyến vận tải ven biển lớn nhất, tạo điều kiện cho việc kéo dài quãng đường vận chuyển trên biển, đồng nghĩa với việc giảm thiểu hơn nữa chi phí vận tải của hàng hoá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái, giảm giá thành logistics nói chung, làm tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu của ta, làm giảm giá thành của hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, điều đó còn có ý nghĩa rất đặc biệt liên quan đến an toàn giao thông, bảo vệ môi trường" -Thứ trưởng cho biết.

Việc khởi công bến cảng Vạn Ninh là một trong những bước đi hiện thực hoá chiến lược của Quảng Ninh về phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển, với định hướng lộ trình cụ thể trong Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy Quảng Ninh từ năm 2019.

Quảng Ninh có những lợi thế rõ rệt khi nằm trên cửa ngõ đường biển của khu vực, các tuyến vận tải biển quốc tế, sở hữu 250km đường bờ biển, gần 800km luồng đường thủy nội địa, nhiều cảng nước sâu thuộc 6 cụm cảng được Chính phủ phê duyệt danh mục phân loại thuộc nhóm I, đặc biệt quan trọng, có vai trò là cảng cửa ngõ hoặc cảng trung chuyển quốc tế. Hiện, cảng biển Quảng Ninh đang đảm nhận trên 40% tổng lượng hàng hóa và hành khách khu vực phía Bắc, chủ yếu là than, xăng dầu, hàng rời phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu hàng hoá, thiết bị, máy móc công nghiệp phụ trợ…

Xác định “điểm nghẽn” lớn từ hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư logistics, Quảng Ninh tập trung huy động, thu hút mọi nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, bến bãi và hạ tầng kết nối cảng biển, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào quản lý, khai thác... Vẫn với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, “hợp tác công – tư” đã thành công thời gian qua, Quảng Ninh bỏ “tiền túi” xây các tuyến đường ra cảng, kết nối liên thông với các tuyến cao tốc từ Hà Nội – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái, sân bay Vân Đồn… Với bến cảng Vạn Ninh, ngân sách tỉnh đầu tư hơn 520 tỷ đồng đường kết nối gần 10km từ đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đến cảng.

Ông Hoàng Bá Nam, Bí thư Thành uỷ Móng Cái cho biết: "Tỉnh dành nguồn lực cùng thành phố để đầu tư hệ thống đường giao thông kết nối ra cảng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án kết nối giao thông như đường kết nối từ cao tốc Vân Đồn – Móng Cái ra cảng, tiếp tục cùng với các nhà đầu tư chiến lược hoànthiện hạ tầng cảng, dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh". 

Hàng loạt đường nối tới cảng Cái Lân, khu công nghiệp tại Quảng Yên, Hải Hà, đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả, đường trục chính khu công nghiệp cảng biển… được ưu tiên hoàn thành, nâng cấp, tạo động lực thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách. Ngoài cảng Vạn Ninh, Quảng Ninh cũng đang tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư vào cảng Con Ong - Hòn Nét (Cẩm Phả) – nơi từng đón tàu trọng tải gần 180.000 tấn lớn nhất khu vực miền Bắc; cảng Hải Hà; cảng tàu khách quốc tế Vân Đồn; khai thác hiệu quả hơn nữa các cảng Cái Lân, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, Tuần Châu,…tạo bước đột phá về dịch vụ vận tải đa phương thức, logistics gắn với tăng sản lượng hàng hoá, vận tải, bán lẻ; nghiên cứu có cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút các doanh nghiệp logistic và các ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào tỉnh. 

Ngay trong năm 2022, Quảng Ninh phấn đấu cơ bản hoàn thành giai đoạn 1 cảng Vạn Ninh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cảng biển Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc (Khu kinh tế ven biển Quảng Yên), hỗ trợ và đón làn sóng tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao từ các khu công nghiệp trong tương lai gần. 

Ông Koen Soenens, Giám đốc Kinh doanh và Marketing Khu công nghiệp Deep C, đầu tư hạ tầng KCN Nam Tiền Phong, Bắc Tiền Phong nhận định, Quảng Ninh có nhiều tuyến đường thông thương, sân bay quốc tế và đang có các kế hoạch lớn liên quan tới việc xây dựng các cảng biển, cảng sông. Giống như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng đang nỗ lực để có sự gắn kết dễ dàng hơn với các nước khác thông qua việc phát triển hệ thống cảng. Việc này có tác động tích cực lên tốc độ và quy mô vận chuyển hàng hoá, đòi hỏi Quảng Ninh có nhiều việc phải làm trong thời gian tới.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, hàng hóa thông qua các cảng biển của Quảng Ninh năm 2020 vẫn đạt mốc kỷ lục với trên 100 triệu tấn, năm 2021 dự kiến tương đương. Đầu tháng 9/2021, hãng tàu containter lớn nhất thế giới MAERSK LINE đã quay trở lại thí điểm khai thác cảng Cái Lân.

Đây là những tín hiệu tích cực để Quảng Ninh hiện thực hoá mục tiêu đến năm 2025, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt khoảng trên 122 triệu tấn, lưu lượng hành khách vận tải biển đạt 250.000 -300.000 lượt khách, dịch vụ cảng biển đóng góp từ 1,2-1,5% trong GRDP của tỉnh, hình thành thương hiệu Quảng Ninh trên bản đồ cảng biển khu vực và quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT lập 2 tổ công tác kiểm tra cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển
Bộ GTVT lập 2 tổ công tác kiểm tra cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển

VOV.VN - Các tổ công tác của Bộ GTVT sẽ làm việc với các doanh nghiệp, rà soát các loại giá cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển đang được áp dụng...

Bộ GTVT lập 2 tổ công tác kiểm tra cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển

Bộ GTVT lập 2 tổ công tác kiểm tra cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển

VOV.VN - Các tổ công tác của Bộ GTVT sẽ làm việc với các doanh nghiệp, rà soát các loại giá cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển đang được áp dụng...

Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đổ tiền kinh doanh cảng biển Việt Nam
Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đổ tiền kinh doanh cảng biển Việt Nam

Tập đoàn của Hồng Kông (Trung Quốc), Đan Mạch là các nhà khai thác cảng biển số 1, số 2 thế giới đã đầu tư bến cảng SITV tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…

Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đổ tiền kinh doanh cảng biển Việt Nam

Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đổ tiền kinh doanh cảng biển Việt Nam

Tập đoàn của Hồng Kông (Trung Quốc), Đan Mạch là các nhà khai thác cảng biển số 1, số 2 thế giới đã đầu tư bến cảng SITV tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu…

TP.HCM muốn lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển sang tháng 10/2021
TP.HCM muốn lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển sang tháng 10/2021

VOV.VN - Việc chậm thu phí cảng biển xem như là một khoản TP.HCM hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép”.

TP.HCM muốn lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển sang tháng 10/2021

TP.HCM muốn lùi thời hạn thu phí hạ tầng cảng biển sang tháng 10/2021

VOV.VN - Việc chậm thu phí cảng biển xem như là một khoản TP.HCM hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép”.