Cấu trúc lại ngành hàng: Nông dân, doanh nghiệp song hành phát triển

VOV.VN - Phân tích những định hướng chiến lược để ngành hàng trái cây phát vùng ĐBSCL triển bền vững, tham gia vào chuỗi chế biến sâu có giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong 2 phần trước của loạt bài “Để miền trái ngọt vươn mình bứt phá.” nhóm phóng viên Đài TNVN Thường trú khu vực ĐBSCL đã chỉ rõ những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế, thách thức đang đặt ra đối với ngành hàng trái cây vùng ĐBSCL, tăng trưởng nhanh nhưng không “bền vững”, dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chế biến, tiêu thụ, hạ tầng logistics chưa gắn kết. Những tồn tại đã được chỉ rõ nhưng không hành động sẽ vụt mất cơ hội và bị bỏ lại phía sau.

“Xoài của HTX làm theo chuỗi, trái xoài loại 1 cấp đi siêu thị, loại 2 được cắt mình sấy còn loại 3 mình làm nước ép, như vậy nâng cao giá trị trái xoài. Xoài sấy với nước ép hiện HTX liên kết với DN đi siêu thị và xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Liên kết với DN nên HTX đảm bảo đầu ra giúp sản xuất ổn định”. Đó là khẳng định của nông dân Võ Tấn Bảo, người trồng xoài ở Cao Lãnh, Đồng Tháp tiên phong ứng dụng KHCN để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập từ trái xoài.

Còn với anh Phạm Tấn Tài, ngụ xã Thới Hưng, Cờ Đỏ, Cần Thơ đang trồng nhãn xuất khẩu sang thị trường Mỹ chia sẻ, canh tác theo hướng hữu cơ khó hơn so với truyền thống, người dân phải sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Mặc dù canh tác theo hướng hữu cơ làm tăng chi phí đầu tư, quy trình canh tác khắt khe hơn so với truyền thống nhưng đầu ra rất ổn định, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Sản xuất hữu cơ phù hợp với cây ăn trái, vì khi khai thác nhiều lần, nhiều năm lượng đất màu mỡ hao hụt, nên cần cung cấp hữu cơ cho đất bổ sung cho cây. Trước đây trồng nhãn bán hàng chợ giá cả phụ thuộc nhiều vào thương lái, còn bây giờ mình đã ký hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ có giá cả cao hơn, đời sống khả quan hơn”, anh Tài cho biết.

Những câu chuyện này không mới, nhưng để liên kết với DN và có đầu ra ổn định đang là bài toán đặt ra đối với hàng trăm ngàn HTX, tổ hợp tác ở vùng trồng cây ăn trái trọng điểm ĐBSCL. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhìn nhận, liên kết trong tiêu thụ nông sản là vấn đề lớn của ngành nông nghiệp, đây là vấn đề bức thiết trong bối cảnh hiện nay để xây dựng thương hiệu. Muốn phát triển bền vững ngành hàng phải đi cùng nhau, cùng chia sẻ “lợi ích”, cùng ngồi trên con thuyền để vươn ra biển lớn, điều này cần sự “tin tưởng” của cả người dân, DN.

“Liên kết trong tiêu thụ nông sản là chủ đề rất lớn từ Nghị quyết của Đảng cho đến Chính phủ, các Bộ, ngành. Thời gian qua, mọi quy trình sản xuất người dân đều làm được, bao gồm cả ứng dụng kỹ thuật, nhưng chỉ có vấn đề liên kết tiêu thụ chưa được tốt. Trong thời đại hiện nay, liên kết giúp các bên đều có được lợi ích như nhau, hợp tác tốt hơn trong việc tiêu thụ cây ăn trái bền vững”, ông Tùng khẳng định.

Khi bàn về mối liên kết giữa DN và người dân, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group phân tích, chính sự “tin tưởng” lẫn nhau là bước thành công trong phát triển chuỗi ngành hàng và xây dưng thương hiệu DN trong xuất khẩu trái cây thời gian qua. Điều này cho thấy DN hết lòng vì người dân, người dân hết lòng với DN trở thành yếu tố “then chốt” để định vị, xây dựng chiến lược phát triển chuỗi ngành hàng.

“Để liên kết được các bên phải hiểu nhau. DN vẫn hiểu bà con trồng ra cây trái khó khăn còn phải phải cạnh tranh về giá. Bà con cũng cần hiểu rằng, khi liên kết với DN sẽ phải đồng lòng có ăn, có chịu, DN có lời vẫn bỏ đồng lời đó ra để chịu rủi ro. Bà con hiểu DN đều cố gắng mang trái cây ra thị trường thế giới để mà cạnh tranh với các nước khác”, Tổng Giám đốc Vina T&T Group bày tỏ.

ĐBSCL đã thấy rõ điểm “nghẽn” trong xuất khẩu nông sản, muốn xuất khẩu trái cây sang các thị trường khó tính thì vấn đề liên kết phải được đặt lên hàng đầu. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND Cần Thơ nhấn mạnh, nông dân, HTX phải thực hành sản xuất tốt, liên kết chặt chẽ với DN để tiêu thụ và xuất khẩu. Ngược lại, DN cần xem nông dân, HTX là vùng nguyên liệu ổn định, tin cậy của mình, từ đó tạo mối liên kết chặt chẽ theo hướng bền vững.

Muốn phát triển, khẳng định thương hiệu trái cây “Made in Vietnam" cần dựa trên bốn trụ cột là nông nghiệp tử tế, nông nghiệp sáng tạo, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp bền vững. Theo bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Chánh Thu, để làm được điều này cần phải có kế hoạch xây dựng lộ trình bài bản, quy hoạch lại vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi phát triển bền vững ngành hàng dựa trên nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp.

“Để làm được việc này đương nhiên có những khó khăn.Việc tư vấn cho nông dân trồng một sản phẩm gì đó phải có sự cam kết về đầu ra. Vì vậy, với sự cam kết đầu ra và để tư vấn cho đúng giúp nông dân có lợi nhuận lâu dài, sản xuất ổn định bắt buộc phải gắn kết trong tiêu thụ đối với DN”, bà Vy nói.

Ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, vùng ĐBSCL nắm giữ nhiều mặt hàng trong xuất khẩu tỷ USD, nhưng vùng vẫn chưa có chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhưng thiếu bền vững, dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài. Vì vậy, vùng ĐBSCL cần có chiến lược phát triển xuất khẩu bền vững, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu để nâng cao giá trị, khẳng định vị thế trong xuất khẩu nông sản.

“ĐBSCL xây dựng những chuỗi liên kết sản xuất lớn, đảm bảo được số lượng hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó là nâng cao chất lượng và vấn đề thứ ba là đảm bảo về công tác truy xuất nguồn gốc, xuất xứ cũng như nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm trên các thị trường nên điều này cần có sự liên kết, phối hợp. Sản phẩm xuất khẩu khu vực ĐBSCL vẫn đang còn theo hình thức tiểu ngạch, quy mô nhỏ lẻ, trong thời gian tới cần phối hợp, đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức chính ngạch, đưa các sản phẩm đi vào các thị trường lớn, các thị trường khó tính”, ông Toản nêu giải pháp.

Thực tế đã chứng minh, vùng ĐBSCL đang đóng góp quan trọng vào GDP toàn ngành nông nghiệp của cả nước. Tuy nhiên, những lợi thế của vùng chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, các mặt hàng xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL chủ yếu dưới dạng thô, điều này đã làm giảm giá trị gia tăng của ngành hàng.

Năm 2024 vừa qua, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột mốc mới với hơn 7,1 tỷ USD và những đóng góp quan trọng của vùng ĐBSCL vào mục tiêu xuất khẩu. Tuy vậy, trước những thách thức và yêu cầu của thị trường ngành hàng trái cây vùng ĐBSCL cần phải “chuyển mình”, tập trung ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, chế biến để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu các thị trường.

Để ngành hàng trái cây vùng ĐBSCL vươn mình bứt phá, hướng đến mục tiêu nông nghiệp “tử tế, sáng tạo, tuần hoàn và bền vững”, câu chuyện liên kết và cấu trúc ngành hàng được xem là “chìa khóa” để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào chế biến sâu trong chuỗi ngành hàng trái cây vùng ĐBSCL, cùng nhau xây dựng và khẳng định thương hiệu trái cây “Made in Vietnam” ở các thị trường và cùng chung tay đóng góp vào mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD của ngành hàng rau quả Việt Nam trong năm 2025.

Vì sao chưa thể xây dựng thương hiệu trái cây “Made in Vietnam”

VOV.VN - Việt Nam có hơn 1,2 triệu ha diện tích trồng cây ăn trái, các vùng trọng điểm là Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trái cây Việt Nam đã hiện diện tại 60 thị trường trên thế giới và ngành hàng này đang còn nhiều dư địa, cơ hội lớn để chinh phục các thị trường tiềm năng khác.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trái cây được mùa được giá nông dân phấn khởi đón Tết
Trái cây được mùa được giá nông dân phấn khởi đón Tết

VOV.VN - Những ngày cuối năm, các nhà vườn ở Tiền Giang đang tất bật, trái cây được mùa được giá khiến người dân phấn khởi đón Tết cổ truyền Ất Tỵ. Cùng với niềm vui đó, nông dân địa phương cũng không quên ứng phó với hạn mặn để có mùa bội thu.

Trái cây được mùa được giá nông dân phấn khởi đón Tết

Trái cây được mùa được giá nông dân phấn khởi đón Tết

VOV.VN - Những ngày cuối năm, các nhà vườn ở Tiền Giang đang tất bật, trái cây được mùa được giá khiến người dân phấn khởi đón Tết cổ truyền Ất Tỵ. Cùng với niềm vui đó, nông dân địa phương cũng không quên ứng phó với hạn mặn để có mùa bội thu.

Trái cây tạo hình, in chữ được nhiều khách đặt cho Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Trái cây tạo hình, in chữ được nhiều khách đặt cho Tết Nguyên đán Ất Tỵ

VOV.VN - Năm nay nông dân tỉnh Hậu Giang dự kiến cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 hàng ngàn trái cây tạo hình, in chữ. Hiện các loại trái cây này đã được nhiều khách hàng liên hệ đặt mua trước.

Trái cây tạo hình, in chữ được nhiều khách đặt cho Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Trái cây tạo hình, in chữ được nhiều khách đặt cho Tết Nguyên đán Ất Tỵ

VOV.VN - Năm nay nông dân tỉnh Hậu Giang dự kiến cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 hàng ngàn trái cây tạo hình, in chữ. Hiện các loại trái cây này đã được nhiều khách hàng liên hệ đặt mua trước.

Nhà vườn Tiền Giang chủ động hơn 80.000 tấn trái cây phục vụ thị trường Tết
Nhà vườn Tiền Giang chủ động hơn 80.000 tấn trái cây phục vụ thị trường Tết

VOV.VN - Hiện nay các nhà vườn tại tỉnh Tiền Giang đang tích cực chăm sóc vườn cây, xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để phục vụ cao điểm thị trường Tết cổ truyền 2025.

Nhà vườn Tiền Giang chủ động hơn 80.000 tấn trái cây phục vụ thị trường Tết

Nhà vườn Tiền Giang chủ động hơn 80.000 tấn trái cây phục vụ thị trường Tết

VOV.VN - Hiện nay các nhà vườn tại tỉnh Tiền Giang đang tích cực chăm sóc vườn cây, xử lý cho cây ra trái nghịch vụ để phục vụ cao điểm thị trường Tết cổ truyền 2025.