Châu Âu cần xác định chiến lược kinh tế chung đối phó với lạm phát

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính Pháp - Bruno Le Maire ngày 3/10 khẳng định, đã đến lúc các quốc gia châu Âu cần xác định chiến lược kinh tế chung mạnh mẽ nhằm ứng phó trước những tác động của lạm phát, được thúc đẩy bởi tình trạng giá năng lượng tăng vọt.

Phát biểu trước khi bước vào cuộc họp với các Bộ trưởng Tài chính trong khu vực đồng euro, ông Bruno Le Maire nhấn mạnh: "Chúng ta phải cùng nhau xác định một chiến lược phản ứng kinh tế toàn cầu khi đối mặt với khủng hoảng năng lượng dự kiến sẽ kéo dài. Những gì đang xảy ra với khí đốt, với dầu sẽ không biến mất chỉ trong chốc lát.

Một nguyên tắc trong thị trường chung châu Âu: Đó là cạnh tranh công bằng và chúng ta không thể rời bỏ nguyên tắc cạnh tranh công bằng này. Vì vậy, ngoài các quyết định cá nhân được các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thực hiện một cách hợp pháp, chúng ta cần xác định rõ chiến lược kinh tế toàn cầu".

Theo dự thảo tuyên bố của các Bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro, các chính phủ khu vực đồng tiền chung này không thể bảo vệ hoàn toàn nền kinh tế của mình khỏi tình trạng tăng giá năng lượng, thay vào đó cần tập trung vào việc bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Đề cập chương trình cho vay chung trị giá 800 tỷ euro do EU khởi động vào năm 2021 nhằm giúp 27 thành viên phục hồi sau đại dịch COVID-19, Ủy viên Kinh tế EU Paolo Gentiloni nhận định, các chính sách đoàn kết có thể giúp trấn an các thị trường tài chính, trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với nợ nần chồng chất sau hai năm củng cố nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis cũng vừa lên tiếng cảnh báo, các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế EU cần được soạn thảo cẩn thận nhằm tránh tác động đến lạm phát/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái
Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

VOV.VN - Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

Kinh tế toàn cầu trước “mối lo kép” lạm phát và suy thoái

VOV.VN - Xung đột ở Ukraine khiến giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu leo thang, làm gia tăng áp lực lạm phát lên các chính phủ.

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát
Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Lạm phát tăng phi mã trên toàn cầu, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Lạm phát tăng phi mã trên toàn cầu, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt

VOV.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn khiến nguồn cung bị gián đoạn, giá năng lượng trên toàn thế giới tăng cao, lạm phát toàn cầu là điều không tránh khỏi.

Lạm phát tăng phi mã trên toàn cầu, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Lạm phát tăng phi mã trên toàn cầu, gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt

VOV.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp diễn khiến nguồn cung bị gián đoạn, giá năng lượng trên toàn thế giới tăng cao, lạm phát toàn cầu là điều không tránh khỏi.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu
IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

VOV.VN - IMF cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

IMF hạ triển vọng tăng trưởng, cảnh báo lạm phát toàn cầu

VOV.VN - IMF cho biết những đứt gãy trong các chuỗi cung ứng và sức ép giá đang kiềm chế đà phục hồi của nền kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19.