Chi phí cao làm giảm chỉ số hiệu quả logistics

VOV.VN - Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16% nhưng chi phí logistics lại ở mức khá cao.

Bộ trưởng Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cải thiện chỉ số hiệu quả logistics của Việt Nam (gọi tắt là LPI), với mục tiêu nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng LPI do Ngân hàng Thế giới công bố từ nay đến năm 2025 tăng thêm 5 - 10 bậc.

Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 39 trên thế giới về xếp hạng LPI. Để đạt mục tiêu, Kế hoạch nêu rõ 49 nhiệm vụ cụ thể gắn với vai trò của các bộ, ngành, địa phương, được chia thành các nhóm nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với 6 chỉ số thành phần trong LPI.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, tuy nhiên, vấn đề nổi cộm nhất là chi phí logistics ở mức khá cao. Chi phí logistics của Việt Nam tương đương khoảng 21% so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%.

Chi phí logistics của Việt Nam tương đương khoảng 21% so với GDP.

Từ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, đinh hướng đến năm 2030. Để khuyến khích vận chuyển đa phương thức và xử lý hàng hóa, cần hỗ trợ một trung tâm logistics bằng nhiều phương thức vận chuyển (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không…).

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện có 5 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của ngành logistics Việt Nam. Thứ nhất là hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường bộ chưa phát triển tương xứng với tốc độ công nghiệp hóa dẫn đến tình trạng quá tải và ùn ứ.

Điểm yếu thứ hai theo ông Linh là quy trình thủ tục hải quan còn nhiều chồng chéo và cứng nhắc làm chậm tốc độ luân chuyển hàng hóa. Thứ ba là vận tải biển nội địa chưa được phát huy hết tiềm năng để giảm tải cho vận tải đường bộ.

Yếu tố thứ tư là sự phát triển thiếu quy hoạch và thiếu tính liên kết của các cảng và dịch vụ hậu cảng như kho, bãi, trung tâm logistics và cuối cùng là việc thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau.

“Đây là những nguyên nhân cản trở sự phát triển bền vững của doanh nghiệp logistics nội địa và đẩy chi phí logistics ở Việt Nam tăng cao. Chính phủ cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp quản lý mang tính vĩ mô; trong đó, nhấn mạnh đến giải pháp đẩy mạnh phát triển các trung tâm logistics ở châu Âu, châu Mỹ”, ông Linh nêu rõ.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới, việc xây dựng, triển khai một kế hoạch bài bản nhằm cải thiện Kế hoạch cải thiện LPI là điều vô cùng cần thiết.

Bởi lẽ, mỗi bước tiến lên của chỉ số này sẽ cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của Việt Nam, từ đó gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chi phí logistics cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp
Chi phí logistics cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp

VOV.VN - Chi phí logistics ở mức cao đang là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nâng cao sức cạnh tranh.

Chi phí logistics cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp

Chi phí logistics cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp

VOV.VN - Chi phí logistics ở mức cao đang là một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nâng cao sức cạnh tranh.

Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị
Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị

VOV.VN - Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.

Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị

Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị

VOV.VN - Ngành logistics Việt cần tăng cường năng lực quản trị trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0.

Logistics Việt Nam: Hạ tầng yếu, kết nối rời rạc
Logistics Việt Nam: Hạ tầng yếu, kết nối rời rạc

VOV.VN - Vận tải đa phương thức chưa phát triển, quy mô doanh nghiệp logistics quá nhỏ… là những lý do khiến ngành logistics chưa thể bứt phá.

Logistics Việt Nam: Hạ tầng yếu, kết nối rời rạc

Logistics Việt Nam: Hạ tầng yếu, kết nối rời rạc

VOV.VN - Vận tải đa phương thức chưa phát triển, quy mô doanh nghiệp logistics quá nhỏ… là những lý do khiến ngành logistics chưa thể bứt phá.