“Chính phủ đã thẳng thắn, minh bạch nói về nợ công, nợ xấu”

VOV.VN - Lần đầu tiên nợ công, nợ xấu - hai vấn đề quan ngại bậc nhất được đề cập một cách thẳng thắn trong Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh điều này trong phiên thảo luận về báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội, ngày 29/7.

Bản lĩnh và sự minh bạch của Chính phủ mới

“Nói về nợ công, nợ chính phủ, Thủ tướng đã khẳng định: Nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, nợ chính phủ đã vượt trần. Nói về nợ xấu, Thủ tướng thừa nhận xử lý nợ xấu còn chưa thực chất và gặp nhiều khó khăn” – đại biểu Vũ Tiến Lộc dẫn báo cáo và đánh giá “lần đầu tiên chúng ta được thông tin chính thức từ Chính phủ như vậy vì xưa nay chúng ta vẫn nghĩ: Có vẻ như việc xử lý nợ công, nơ xấu đang trong một lộ trình suôn sẻ”.

“Việc nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, thể hiện bản lĩnh và sự minh bạch của Chính phủ. Đây là tiền đề cho những quyết tâm và giải pháp có thể giải quyết một cách thực chất các vấn đề đặt ra cho nền kinh tế đất nước”, ông Lộc nói.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình) - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Đặt câu hỏi tại sao trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2011, chúng ta đã chưa thoát ra khỏi được tình trạng trì trệ và phục hồi rất chậm, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng có những nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chưa giải quyết được một cách thực chất những vấn đề lớn của nền kinh tế còn tồn đọng.

Theo đó, việc cắt giảm biên chế và chi tiêu chính phủ chưa có chuyển biến đáng kể. Tình trạng thâm hụt ngân sách cao vẫn tiếp diễn, thậm chí còn vượt quá mức 5% theo dự toán mà Quốc hội thông qua. Nợ công vẫn tiếp tục gia tăng và có khả năng vượt trần ngay trong năm nay.

Nợ xấu mới chỉ được chuyển sang cho VAMC chứ chưa được mua-bán, sang tên đổi chủ bằng “tiền tươi thóc thật”. Con số tăng trưởng tín dụng có lẽ cũng không thực chất, khi chưa làm rõ được bao nhiêu phần trăm là do các ngân hàng thương mại đảo nợ, bao nhiêu phần trăm là do các ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ. Bởi vậy, mặc dù tín dụng tăng trưởng cao, nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn và vẫn phải trả mức lãi suất cao hơn nhiều so với lạm phát.

Công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hoá diễn ra rất chậm. Tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá không những không đạt kế hoạch, mà quy mô thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp cũng chỉ ở mức tượng trưng, không đủ để tạo nên những thay đổi về quản trị cũng như hiệu quả…

Trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, mặc dù Chính phủ đưa ra thông điệp và chương trình hành động rất rõ ràng và thể hiện quyết tâm cao, nhưng nhiều bộ ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc.

“Nhiều giải pháp đúng, nhưng chúng ta triển khai chậm trễ và không đến nơi đến chốn, nên môi trường kinh doanh vẫn chưa được cải thiện nhiều như kỳ vọng. Những rào cản đối với hoạt động đầu tư kinh doanh còn nhiều, thanh tra kiểm tra còn chồng chéo. Trên con đường “đồng hành” cùng người dân và doanh nghiệp, không ít công chức đã bỏ quên mất chữ “đồng”. Sức nóng và sự thôi thúc của cải cách chưa thấm được tới hành vi và thái độ của từng công chức ở cơ sở để mỗi người dân và doanh nghiệp có thể cảm nhận được, có thể yên tâm được”, ông Lộc nói.

“Dường như đang có làn gió mới cải cách”

Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, từ đầu năm, đặc biệt là sau khi Chính phủ mới được kiện toàn, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ cả ở tầm tư duy, quan điểm, kỷ luật thực thi và chương trình hành động, dường như đang có một “làn gió mới” của cải cách được hình thành, niềm tin vào môi trường kinh doanh, lại một lần nữa được khơi dậy.

Báo cáo của Chính phủ đã nêu khá đầy đủ những việc mà Chính phủ đã làm và những tác động tích cực đến môi trường kinh doanh. Dù vậy, thời gian còn quá ngắn để tư duy và hành động của Chính phủ minh chứng được kết quả trên thực tiễn. Nhưng quan trọng nhất là niềm tin đã trở lại.

“Người dân và doanh nghiệp đã “ứng trước” niềm tin cho Chính phủ và để không phụ niềm tin của người dân và doanh nghiệp phải chăng đang là thách thức lớn nhất đối với Chính phủ”, ông Vũ Tiến Lộc đặt vấn đề.

Nhất trí với những nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng đã nêu trong báo cáo trước Quốc hội, ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ vui mừng vì dù chịu áp lực rất lớn là phải đẩy mạnh tăng trưởng, nhưng Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; không chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.

Trong chương trình tổng thể, đồng bộ mà Thủ tướng đã nêu, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng rất cần tập trung hóa giải các nút thắt: chi tiêu chính phủ, nợ công, nợ xấu, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách thủ tục hành chính…Quốc hội cần ghi nhận trong Nghị quyết của mình mục tiêu mà Chính phủ đề xuất: phấn đấu đến năm 2020, nước ta có một triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả…

Nhấn mạnh các địa phương là tuyến đầu trong phát triển kinh tế, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị Quốc hội khuyến khích và ủng hộ Chính phủ trong việc thực hiện những mô hình đột phá trong phát triển kinh tế ở các địa phương: các đặc khu kinh tế, các cơ chế thí điểm, cơ chế đặc thù, thực hiện chính quyền điện tử, thành lập các trung tâm dịch vụ hành chính công...

Ông Lộc cũng đề nghị tăng cường đối thoại, nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm tốt trong việc phát triển bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xuống cấp sở, ban, ngành, quận, huyện và tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp góp ý cho cấp ủy và chính quyền về chất lượng thi hành công vụ của từng cán bộ công chức.

“Tôi tin rằng, những mô hình thực tiễn tốt ở các địa phương như đã đề cập ở trên, nếu được triển khai rộng khắp sẽ tạo động lực thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách thể chế một cách thiết thực trong thời gian tới” – ông Lộc nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giám sát không để nợ công vượt quá mức trần 65%
Giám sát không để nợ công vượt quá mức trần 65%

VOV.VN - Theo dự kiến mức nợ công năm 2016 sẽ áp tới mức 64% nhưng Chính phủ và Quốc hội sẽ giám sát không để vượt qua mức trần 65%.

Giám sát không để nợ công vượt quá mức trần 65%

Giám sát không để nợ công vượt quá mức trần 65%

VOV.VN - Theo dự kiến mức nợ công năm 2016 sẽ áp tới mức 64% nhưng Chính phủ và Quốc hội sẽ giám sát không để vượt qua mức trần 65%.

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”
Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

Quản lý nợ công hướng đến quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”

VOV.VN - Quy tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ” sẽ nâng cao trách nhiệm sử dụng và bảo vệ nguồn thu từ chủ dự án dùng vốn nợ công.

Nợ công tăng gấp đôi sau 5 năm lên 2,6 triệu tỷ đồng
Nợ công tăng gấp đôi sau 5 năm lên 2,6 triệu tỷ đồng

Tính theo số liệu tuyệt đối, nợ công đã tăng lên tới 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương 117 tỷ USD, gấp đôi mức này năm 2011.

Nợ công tăng gấp đôi sau 5 năm lên 2,6 triệu tỷ đồng

Nợ công tăng gấp đôi sau 5 năm lên 2,6 triệu tỷ đồng

Tính theo số liệu tuyệt đối, nợ công đã tăng lên tới 2,6 triệu tỷ đồng, tương đương 117 tỷ USD, gấp đôi mức này năm 2011.

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công
Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt cơ quan báo chí khi trả lời về vấn đề nợ công đang tăng cao.

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam quyết không giẫm lên vết xe đổ nợ công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này tại cuộc gặp mặt cơ quan báo chí khi trả lời về vấn đề nợ công đang tăng cao.

Thủ tướng: Nợ công cao, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả
Thủ tướng: Nợ công cao, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nước ta đối mặt thách thức nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, trong khi đó việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả...

Thủ tướng: Nợ công cao, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả

Thủ tướng: Nợ công cao, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nước ta đối mặt thách thức nợ công cao, áp lực trả nợ lớn, trong khi đó việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả...