Chính phủ muốn lập “Siêu Ủy ban” quản lý vốn nhà nước

VOV.VN - Trong đó có việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

Sáng 28/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ bắt đầu Hội nghị trực tuyến với các địa phương, tập trung thảo luận những giải pháp triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

Trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết, tăng trưởng kinh tế năm 2017 ước sơ bộ đạt 6,81% với cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%, khu vực dịch vụ chiếm 41,32%. Quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt trên 5 triệu tỷ đồng, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.385 USD.

Năm 2017, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đạt khoảng 252.344 tỷ đồng. (Ảnh minh hoa: KT)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,53% so với bình quân năm 2016. Lạm phát bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2017. Các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng diễn biến phù hợp với định hướng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tăng trưởng tín dụng được cải thiện, thanh khoản toàn hệ thống được đảm bảo, mặt bằng lãi suất ổn định, lãi suất cho vay giảm, tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ ổn định và dự trữ ngoại hối tăng.

Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 1.103,99 nghìn tỷ đồng, vượt 2,3% dự toán năm; tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.219,5 nghìn tỷ đồng, vượt 1,7% dự toán, tăng 9,3%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2017 ước đạt 1.667,4 nghìn tỷ đồng, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đạt khoảng 252.344 tỷ đồng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 29,7 tỷ USD.

Tính chung cả năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016. Trong đó, nhập khẩu ước đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8%. Xuất siêu khoảng 2,7 tỷ USD, tương đương 1,25 tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong năm 2017, đã có khoảng 126.589 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 1.295.911 tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016.

Lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Trình bày Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu rõ: Chính phủ xác định phương châm hành động năm 2018 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” với 4 trọng tâm trong chỉ đạo điều hành và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong năm 2018.

Trong đó, trọng tâm là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu đạt tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 8% đến 10% ; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 10%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 15 triệu lượt; 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; thành lập mới khoảng 135.000 doanh nghiệp.

Tăng thu NSNN 3% so với dự toán Quốc hội giao; Tỷ lệ nợ đọng thuế dưới 5% tổng thu; Chi đầu tư phát triển đạt 26% tổng chi NSNN, giải ngân chi đầu tư công đạt 100% dự toán Quốc hội giao; Tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN khoảng 64,1%. Dư nợ công khoảng 63,9%; nợ Chính phủ khoảng 52,5%; nợ nước ngoài của quốc gia 47,6% GDP.

Để thực hiện chỉ tiêu Chính phủ đề ra, Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 59 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, nhằm tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đáng chú ý, Chính phủ yêu cầu việc thành lập Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ chức phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao
Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

VOV.VN - Theo Tổng cục Thông kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2017 tăng 0,59% so với tháng trước, 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

Giá thực phẩm, xăng dầu đẩy CPI tháng 9 tăng cao

VOV.VN - Theo Tổng cục Thông kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2017 tăng 0,59% so với tháng trước, 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quốc hội chốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 phấn đấu đạt mức 6,5%-6,7%
Quốc hội chốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 phấn đấu đạt mức 6,5%-6,7%

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 2018, trong đó mục tiêu tăng trưởng GDP phấn đấu đạt mức 6,5% - 6,7%.

Quốc hội chốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 phấn đấu đạt mức 6,5%-6,7%

Quốc hội chốt chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 phấn đấu đạt mức 6,5%-6,7%

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 2018, trong đó mục tiêu tăng trưởng GDP phấn đấu đạt mức 6,5% - 6,7%.

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo
GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo và đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

GDP năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo

VOV.VN - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2017 tăng 6,81%, vượt mọi dự báo và đạt mức cao nhất trong 6 năm trở lại đây.