Chính thức chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng 0 đồng

VOV.VN - Thưa quý vị và các bạn! Chiều nay (17/10) tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước, hai ngân hàng 0 đồng là Ngân hàng Xây dựng (CBBank) được chuyển giao bắt buộc cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) được chuyển giao cho Ngân hàng Quân đội (MBBank).

Ngân hàng Nhà nước cho biết mục tiêu chuyển giao bắt buộc là để các ngân hàng quay trở về hoạt động bình thường, khắc phục lỗ lũy kế, đảm bảo các quy định về an toàn, quyền lợi người gửi tiền đảm bảo trước trong và sau quá trình chuyển giao.

Phát biểu tại buổi chuyển giao ngân hàng bắt buộc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh: "Ban cán sự Đảng và Ban lãnh đạo NHNN tin tưởng rằng Vietcombank và MB với vị thế và uy tín của mình sẽ thành công triển khai phương án chuyển giao ngân hàng Xây dựng và ngân hàng Đại Dương. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục đồng hành cũng ngân hàng chuyển giao và ngân hàng tiếp nhận chuyển giao bắt buộc".

Về lợi ích khi nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, Lãnh đạo ngân hàng Vietcombank cho biết, ngân hàng sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, tổ chức nhận chuyển giao sẽ có quyền định đoạt, xử lý tổ chức chuyển giao bắt buộc. Theo đó, nếu tìm được tổ chức nước ngoài phù hợp, có thể bán tổ chức nhận chuyển giao, duy trì hoặc có phương án khác như chuyển đổi, cải cách.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank khẳng định sẽ nỗ lực đem lại lợi ích cho cả 2 bên ngân hàng, khách hàng, đối tác trong thời gian tới: "Sau khi Ngân hàng xây dựng được chuyển giao bắt buộc cho Vietcombank, mọi quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của khách hàng được đảm bảo. Việc nhận chuyển giao bắt buộc mọt tổ chức tín dụng yếu kém là một việc chưa có tiền lệ, rất khó khăn và nhiều thách thức, Vietcombank tin tưởng rằng với sự quyết tâm, nỗ lực đoàn kết của Vietcombank và NH xây dựng, với sự tin tưởng, hỗ trợ của Đảng, Chính phủ, NHNN, khách hàng, cổ đông, đối tác, Vietcombank và NH Xây dựng sẽ hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao phó, phục hồi và phát triển ngân hàng Xây dựng, đem lại lợi ích cho nền kinh tế, đồng thời mang lợi ích cho cổ đông, cán bộ nhân viên".

Với 2 trường hợp ngân hàng mua bắt buộc còn lại, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao đang rà soát phương án và sẽ cố gắng sớm nhất trình phương án chuyển giao. (Hai ngân hàng mua bắt buộc còn lại là Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Kênh tiếp sức vốn hiệu quả
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Kênh tiếp sức vốn hiệu quả

VOV.VN - Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh do Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM chủ trì được đánh giá là kênh tiếp sức vốn hiệu quả. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tiếp tục tăng, còn ngành ngân hàng sẽ có cơ chế linh hoạt để bơm vốn vào nền kinh tế.

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Kênh tiếp sức vốn hiệu quả

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Kênh tiếp sức vốn hiệu quả

VOV.VN - Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh do Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM chủ trì được đánh giá là kênh tiếp sức vốn hiệu quả. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp tiếp tục tăng, còn ngành ngân hàng sẽ có cơ chế linh hoạt để bơm vốn vào nền kinh tế.