Chợ Mai Động thông báo đóng cửa gấp, hàng trăm tiểu thương không kịp trở tay

VOV.VN - Vì chỉ có vỏn vẹn 4 ngày để dọn ra khỏi chợ Mai Động và trả lại mặt bằng cho dự án mở rộng đường Tam Trinh nên hơn 300 tiểu thương không đủ thời gian để chuẩn bị, việc phải chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều ngày qua, hàng trăm tiểu thương tại chợ Mai Động (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) phải chuyển hàng hóa ra bên ngoài để “bán tống bán tháo” sau khi nhận được thông tin đầy bất ngờ về việc chợ này bị đóng cửa. Đến nay, hàng trăm tiểu thương này vẫn chưa biết công việc kinh doanh của họ sẽ đi về đâu khi không còn khu chợ đã gắn bó hàng chục năm với người dân ở đây.

Từng là một trong những khu chợ dân sinh lâu đời và sầm uất bậc nhất khu vực quận Hoàng Mai (Hà Nội), thế nhưng những ngày gần dây, các tiểu thương tại chợ Mai Động đang phải bán tống bán tháo hàng hóa, thậm chí chấp nhận bán giá rẻ, giá nào cũng bán hoặc chấp nhận cắt lỗ để bán được hết hàng. Vì chỉ có vỏn vẹn 4 ngày để dọn ra khỏi chợ và trả lại mặt bằng cho dự án mở rộng đường Tam Trinh nên hơn 300 tiểu thương này không đủ thời gian để chuẩn bị, việc phải chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng là điều dễ hiểu. Nhiều tiểu thương kêu ca:

“Không thể trở tay kịp mà phải gọi người đến mua giúp, bán đổ bán tháo, mất hàng trăm triệu”.

“Bây giở chẳng còn gì, mình thiệt thì cũng thiệt rồi, mình về cũng phải về rồi, mình 6 quầy hàng mấy trăm triệu mà phải thanh lý luôn 35 triệu”.

“Các tiểu thương chết từ trong chợ ra đến ngoài. 5 năm các anh không làm được để giải phóng, hỗ trợ cho bà con mà 4 ngày chúng tôi làm sao được đây? chúng tôi chuyển đi đâu bao nhiêu hàng hóa thế này?...”

Theo bà Đào Thị Kim Dung, thành viên BCH hội Phụ nữ chợ Mai Động, các tiểu thương được nhận thông tin tạm dừng kinh doanh tại chợ vào ngày 22/2, chỉ 7 ngày sau các tiểu thương được thông báo cắt điện và nước và đóng cửa chợ. Điều này khiến hàng trăm tiểu thương bị rơi vào thế không kịp trở tay, toàn bộ hàng hóa vẫn chưa thể thanh lý và thu hồi vốn.

“Bây giờ làm sao một người dân có mấy trăm triệu tiền hàng mà giải quyết xong trong 1 tuần? Không ai trở tay kịp và mang đến rất nhiều thiệt thòi cho các tiểu thương. Bây giờ Ban quản lý chợ phải có trách nhiệm vì các loại tiền khi nhà nước đề ra những năm trước chúng tôi đều đóng đầy đủ, không thiếu sót một tháng nào. Đến giờ Ban quản lý phải có trách nhiệm để làm sao xin được các cấp cho chúng tôi hết tháng 3 để giải tỏa hết mặt hàng trong đây. Không hề có một cuộc họp nào kể cả trưởng Ban quản lý chợ xuống đến giải quyết nên người kinh doanh ở chợ rất hoang mang”, bà Dung cho biết.

Hiện nay, vẫn có khoảng 300 tiểu thương đang hoạt động tại chợ Mai Động với thâm niên khoảng 20 năm. Trong số này, rất nhiều người nhập hàng với số lượng lớn để phục vụ người tiêu dùng trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Đến nay hàng tồn kho đã chất thành đống, địa điểm kinh doanh lại bị thu hồi đã buộc các tiểu thương này phải bán tháo để thu hồi vốn ngay trước những cánh cổng chợ đã bị khóa chặt. Nhiều tiểu thương bày tỏ:

“Bây giờ chỉ mở cho chúng tôi 2 cửa, các cửa phụ đóng hết bắt buộc chúng tôi phải tuồn hàng ra ngoài qua các khe cửa để bán xả hàng đi và có thời gian như người ta thông báo là 4 ngày chúng tôi phải dời chợ”.

“Dù là biết mang hàng ra vỉa hè bán là sai nhưng mà chúng tôi không còn lựa chọn nào mà còn không có vỉa hè để mà ngồi”.

“Mấy vali này giá là triệu mấy mà giờ bán rẻ có 300 bạc. Lý do là chợ thanh lý, người mua ép giá. Tôi buôn bé nhất cũng có trăm triệu, thiệt hại thu hồi được có 40 triệu thôi”.

Được biết, việc đóng cửa chợ Mai Động nhằm mục đích giao mặt bằng sạch, phục vụ dự án mở rộng đường Tam Trinh. Đến nay, cơ quan chức năng đã xây dựng chính sách hỗ trợ cho các chộ kinh doanh, trong đó mức hỗ trợ sẽ tùy từng hộ, bằng mức lương tối thiểu của mỗi người và không quá 6 tháng hỗ trợ. Tuy nhiên, các tiểu thương cho rằng, việc hỗ trợ cần phải tính toán kỹ lưỡng, bởi mức hỗ trợ đưa ra từ năm 2016 đến nay đã quá thấp. Trong đó, đa số các tiểu thương đều bị ảnh hưởng bởi giải phóng mặt bằng, nên mức hỗ trợ đưa ra như vậy sẽ khiến người dân gặp rất nhiều thiệt thòi.

Bà Nguyễn Thu Nga, tiểu thương tại chợ Mai Động cho rằng: “Với mức hỗ trợ 1,49 triệu đồng mức tối thiểu bà con được nhận. Thế tôi hỏi ai bây giờ đi làm mà chỉ được 1,5 triệu/tháng? Như tôi 27 năm chưa ngày nào thiếu tiền thuế, tiền môn bài. Đến giờ chợ giải tỏa chúng tôi cũng chưa từng ý kiến vì đây là chủ trương của nhà nước nên cũng rất muốn chấp hành để chúng tôi có quyền lợi và bà con đỡ thiệt thòi”.

Khi được hỏi về việc liệu có sẵn sàng nhường mặt bằng để thực hiện dự án mở rộng đường Tam Trinh? PV đều nhận được sự đồng tình và ủng hộ của các tiểu thương. Tuy nhiên, điều băn khoăn của họ là vấn đề hỗ trợ trước và sau khi di dời cần phải có phương án hợp lý vì công việc buôn bán trong chợ Mai Động vốn là nguồn thu nhập chính của hơn 300 hộ kinh doanh.

Được biết, đến cuối năm 2023, Dự án xây dựng đường Tam Trinh được UBND TP. Hà Nội phê duyệt điều chỉnh lại, thời gian thực hiện từ năm 2016 đến năm 2026. Trong đó, chợ Mai Động là một trong những địa điểm cần phải giải phóng ngay để phục vụ dự án theo phê duyệt mới này. Thế nhưng, sau khi đóng cửa chợ, việc hướng dẫn đăng ký tái kinh doanh ở những địa điểm mới và mức đền bù, hỗ trợ cũng chưa nhận được sự đồng thuận từ người dân. Đây cũng là việc chính quyền quận Hoàng Mai cần quan tâm và thực hiện dứt điểm để giải quyết “điểm nghẽn” trước khi thực hiện dự án.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm
Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

VOV.VN - Sau Tết là thời điểm bước vào mùa lễ hội xuân 2024, với những dự báo thị trường sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, ghi nhận tại các chợ truyền thống, mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí còn rẻ ở những mặt hàng rau củ, trái cây, thủy hải sản, nhưng sức mua giảm sâu, khiến tiểu thương ngao ngán.

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

Sau Tết, chợ truyền thống ảm đạm, sức mua giảm

VOV.VN - Sau Tết là thời điểm bước vào mùa lễ hội xuân 2024, với những dự báo thị trường sẽ khởi sắc hơn. Tuy nhiên, ghi nhận tại các chợ truyền thống, mặc dù nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí còn rẻ ở những mặt hàng rau củ, trái cây, thủy hải sản, nhưng sức mua giảm sâu, khiến tiểu thương ngao ngán.

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm
Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

VOV.VN - Những ngày này, nhu cầu mua bán hàng hóa Tết tại các chợ truyền thống Đà Nẵng bắt đầu tăng nhẹ, giá cả không tăng và hàng hoá phong phú hơn.

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

Sức mua hàng hóa Tết ở chợ truyền thống Đà Nẵng giảm so với mọi năm

VOV.VN - Những ngày này, nhu cầu mua bán hàng hóa Tết tại các chợ truyền thống Đà Nẵng bắt đầu tăng nhẹ, giá cả không tăng và hàng hoá phong phú hơn.

Trải nghiệm không gian Tết xưa và phiên chợ truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư
Trải nghiệm không gian Tết xưa và phiên chợ truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư

VOV.VN - Từ nay đến ngày 15/2/2024 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), du khách đến Ninh Bình có thể trải nghiệm Lễ hội Tết xưa và phiên chợ quà tặng du lịch được tổ chức tại không gian Phố cổ Hoa Lư với 80 gian hàng trưng bày, bán các mặt hàng ẩm thực, đồ uống, cây hoa tết, đồ thủ công, trang trí và các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm và sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình.

Trải nghiệm không gian Tết xưa và phiên chợ truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư

Trải nghiệm không gian Tết xưa và phiên chợ truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư

VOV.VN - Từ nay đến ngày 15/2/2024 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), du khách đến Ninh Bình có thể trải nghiệm Lễ hội Tết xưa và phiên chợ quà tặng du lịch được tổ chức tại không gian Phố cổ Hoa Lư với 80 gian hàng trưng bày, bán các mặt hàng ẩm thực, đồ uống, cây hoa tết, đồ thủ công, trang trí và các sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm và sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình.