Cho tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công là bài toán tương đối phức tạp

VOV.VN - Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Nhà nước nên làm luật chơi, “sân chơi” và là trọng tài cho các doanh nghiệp tư nhân hơn là trực tiếp làm dịch vụ công.

Nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân trong cung cấp dịch vụ công, góp phần cải cách bộ máy hành chính Nhà nước và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sáng nay (22/12), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo công bố báo cáo “Hành trình chuyển đổi vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam”.

Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công là một mục tiêu quan trọng được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 12.

Trên thực tế dù đã có những chuyển biến tích cực, xã hội hóa các dịch vụ công vẫn rất chậm so với tiến trình đổi mới nền kinh tế, đang gặp nhiều cản trở và hạn chế. Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, hiện doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công còn phải chịu nhiều rào cản trong gia nhập thị trường như quá nhiều giấy phép con, nhiều thanh kiểm tra do chồng chéo nhiều cơ quan chủ quản… Theo đó, đã có 57% doanh nghiệp tư nhân được hỏi hoàn toàn ủng hộ Nhà nước chuyển giao thực hiện dịch vụ công cho tư nhân, 42% ủng hộ nhưng còn quan ngại.

Theo ông Phan Vinh Quang, chuyên gia dự án Nghiên cứu đánh giá và phân tích của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, thực tế khi doanh nghiệp tư nhân trong tham gia cung ứng các dịch vụ công sẽ giảm được nhiều chi phí, thời gian chờ đợi giảm đi rất nhiều và đem lại sự hài lòng về chất lượng, cũng như chế được nạn tham nhũng. Đồng thời cho rằng, nếu không có thể chế mở lối thì doanh nghiệp tư nhân khó có thể tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ công.

"Nếu như không có những Nghị quyết, không có pháp luật không có sự mở đường chấp nhận là không còn độc quyền của nhà nước, nhà nước vẫn quản lý, song bỏ tư duy chủ thì lúc đó chúng ta mới thu hút được tư nhân tham gia vào các dịch vụ này. Thứ hai nữa là phương pháp hành xử trong việc thực thi cơ chế, chính sách đó chúng ta có luật rồi nhưng nếu như chúng ta hành xử mà vẫn thiên vị cho đơn vị nhà nước chẳng hạn, thì tư nhân thì người ta tham gia rất là khó. Do đó, mọi thứ tôi nghĩ là phải minh bạch công khai, rõ ràng minh bạch ra  và như vậy thì sẽ thu hút được sự tham gia của tư nhân", ông Phan Vinh Quang nêu ý kiến.

Từ những thực trạng này, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, nhà nước thay vì là “người chèo đò”, cần chuyển sang là “người lái đò”. Nhà nước nên làm luật chơi, “sân chơi” và là trọng tài cho các doanh nghiệp tư nhân hơn là trực tiếp làm dịch vụ công. Theo đó, Nhà nước chỉ nên đứng ra để đảm bảo năng lực của các doanh nghiệp, chống độc quyền, chống tình trạng “sân sau”, bảo dảm an toàn dịch vụ, thúc đẩy cạnh tranh… cũng như đưa ra các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn để làm chuẩn mực cho tư nhân cung ứng dịch vụ công.

Ông Vũ Tiến Lộc nêu rõ, đây là báo cáo đầu tiên về chủ đề này và sẽ được thực hiện thường xuyên trong các năm tới. Tổ chức một chuyên đề nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công nhấn mạnh đến yêu cầu chuyển giao dịch vụ công sang khu vực tư nhân, coi khu vực tư nhân là động lực trong việc phát triển dịch vụ công ở Việt Nam vươn tới những chuẩn mực hội nhập toàn cầu. Dự án này sẽ được diễn ra thường xuyên để thúc đẩy cho quá trình cải cách thể chế, xã hội hóa được dịch vụ công trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá sự phù hợp là một điểm đột phá rất quan trọng, để thúc đẩy cho quá trình cải cách trong lĩnh vực dịch vụ công, chuyển giao dịch vụ công cho xã hội và thị trường.

Ngoài ra, các ý kiến tại hội thảo cho rằng, việc cho tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ công là bài toán tương đối phức tạp, cần phải giải quyết trong nhiều vấn đề. Cơ quan nhà nước có thể tiến hành hậu kiểm bằng cách kiểm tra ngẫu nhiễn việc tuân thủ quy định; hợp tác, chia sẻ cơ sở dữ liệu nhất định giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp tư nhân để việc cung ứng được thuận lợi hơn. Cùng với đó, cần phân loại lĩnh vực Nhà nước vẫn nắm giữ và lĩnh vực cho tư nhân tham gia; danh mục các dịch vụ công bắt buộc phải đấu thầu cho phép tư nhân tham gia; phân biệt dịch vụ độc quyền và dịch vụ có cạnh tranh; thúc đẩy mạnh mẽ kế hoạch doanh nghiệp hóa, cổ phần hóa các đơn vị nhà nước…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết nối tất cả các ngân hàng với Cổng dịch vụ công Quốc gia vào 15/9
Kết nối tất cả các ngân hàng với Cổng dịch vụ công Quốc gia vào 15/9

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu hoàn thành kết nối các ngân hàng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9/2020.

Kết nối tất cả các ngân hàng với Cổng dịch vụ công Quốc gia vào 15/9

Kết nối tất cả các ngân hàng với Cổng dịch vụ công Quốc gia vào 15/9

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu hoàn thành kết nối các ngân hàng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia vào ngày 15/9/2020.

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm
Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã chính thức công bố tiếp tục tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến được người dân và các doanh nghiệp quan tâm.

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

Thêm 3 dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm hơn 2.000 tỷ đồng/năm

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ đã chính thức công bố tiếp tục tích hợp 3 dịch vụ công trực tuyến được người dân và các doanh nghiệp quan tâm.

Hơn 3.500 lượt giao dịch thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến
Hơn 3.500 lượt giao dịch thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến

VOV.VN -Sau 7 tháng triển khai, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp 750 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 359 dịch vụ công dành cho người dân.

Hơn 3.500 lượt giao dịch thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến

Hơn 3.500 lượt giao dịch thành công dịch vụ thanh toán trực tuyến

VOV.VN -Sau 7 tháng triển khai, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp 750 dịch vụ công trực tuyến, trong đó 359 dịch vụ công dành cho người dân.