Cho xuất khẩu đường số lượng lớn

(VOV) -Ngành đường được phép xuất khẩu một khối lượng lớn theo đường tiểu ngạch, trong thời gian từ nay đến hết tháng 6.

Trước tình trạng lượng đường tồn kho lớn tại các nhà máy, Bộ Công Thương đã đồng ý cấp phép cho một số doanh nghiệp xuất khẩu đường với số lượng lớn bằng nhiều hình thức.

Theo đó, ngành đường được phép xuất khẩu một khối lượng lớn theo đường tiểu ngạch, trong thời gian từ nay đến hết tháng 6. Sau khi Bộ Công Thương cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đường qua đường tiểu ngạch, hiện giá đường trên thị trường tăng từ 300 đến 400 đồng/kg. Mặc dù giá đường có tăng nhưng lượng đường tồn kho tại các nhà máy vẫn ở mức cao. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tính đến ngày 25/3, lượng đường tồn kho lên tới 480 nghìn tấn, tăng gần 1.000 tấn so với cùng kỳ tháng trước. Đây là mức tồn kho cao nhất từ trước đến nay, chưa kể lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào thị trường nội địa trung bình mỗi tháng hàng nghìn tấn. Tồn kho lớn lại không được xuất khẩu, nên trong thời gian qua nhiều nhà máy đường đã rơi vào tình trạng thua lỗ, khó khăn.

Để bảo vệ các nhà máy đường trong nước, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương kéo dài mức thuế 5% cho mặt hàng đường nhập khẩu trong các nước ASEAN đến năm 2020, hoặc chí ít đến năm 2018.

Ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: “Bộ Công thương đã cho phép xuất khẩu đường đáp ứng đề nghị của Hiệp hội cũng như Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, giải tỏa được đường tồn kho, nhưng lại giới hạn chỉ có một số công ty được phép xuất, chứ không phải các nhà máy đường xuất trực tiếp. Vì thế, mới chỉ xuất khẩu đường theo giấy phép, chứ chưa xuất được nhiều, tồn kho vẫn còn cao”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường tồn kho tăng cao kỷ lục
Đường tồn kho tăng cao kỷ lục

(VOV) - Nguyên nhân của tình trạng này là mức tiêu thụ không tăng trong khi sản xuất tăng.

Đường tồn kho tăng cao kỷ lục

Đường tồn kho tăng cao kỷ lục

(VOV) - Nguyên nhân của tình trạng này là mức tiêu thụ không tăng trong khi sản xuất tăng.