Chủ tịch VFA: "Giá lúa từ nay đến cuối vụ không giảm"

(VOV) - Theo Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong, giá lúa từ nay đến cuối vụ không có khả năng giảm, có thể sẽ tăng. 

Từ ngày 20/2, các doanh nghiệp đáp ứng đủ 3 tiêu chí để được tham gia tạm trữ đã bắt đầu triển khai thu mua. Đến nay, đã có 102/119 doanh nghiệp báo cáo thu mua tạm trữ với tổng số trên 210.000 tấn, bằng 21% chỉ tiêu giao. Sau khi triển khai tạm trữ, hiện giá lúa trên thị trường đã tăng nhẹ so với đầu vụ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo 12 ngân hàng thương mại thực hiện cho vay mua thóc, gạo tạm trữ.

Ông Trương Thanh Phong
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá thu mua lúa tạm trữ hiện nay cũng như thu mua xuất khẩu được đánh giá phù hợp với giá thị trường quốc tế. Điều được khẳng định là giá thu mua sẽ chỉ có thể lên chứ khó xuống cho đến vụ hè Thu. Về vấn đề này, phóng viên VOV phỏng vấn ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

PV: Thưa ông, từ nay cho đến kết thúc mua tạm trữ, theo ông nhận định giá lúa vụ đông xuân sẽ diễn biến theo chiều hướng nào?

Ông Trương Thanh Phong: Giá lúa từ nay đến cuối vụ không có khả năng giảm, có thể tăng. Mức tăng giá lúa bao nhiêu tùy thuộc vào thị trường, nếu tăng quá thì không bán được với một số quốc gia.

PV: Còn đối với vụ hè thu tới thì ra sao, thưa ông?

Ông Trương Thanh Phong: Hè thu tới chưa liệu được, bởi vì không biết Thái Lan xử lý ra sao. Bây giờ Thái Lan đang có 13 triệu tấn, cộng với diện tích đang thu hoạch thì phải là 16 triệu tấn mua vào.

Như vậy, 16 triệu tấn, rồi tiếp theo vụ chính của Thái Lan vào tháng 7, tháng 8 nữa, sẽ đụng với vụ hè thu của ta. Cho nên đây là vấn đề nan giải.

PV: Vậy, Hiệp hội có những giải pháp và kiến nghị gì đối với sản xuất lúa trong nước để chủ động trước những bất lợi này?

Ông Trương Thanh Phong: Chúng ta phải nhanh chóng thực hiện các công việc trước, khi Thái Lan chưa có chính sách cụ thể. Phải sản xuất lúa chất lượng cao để lấp, hạn chế tối đa lúa chất lượng thấp. Lúa giá thấp cạnh tranh với một số quốc gia là bán không được.

Thứ 2 là tập trung những thị trường quan trọng của chúng ta, có những chính sách đối với các thị trường này như: bán ưu đãi, bán theo thị trường... Như năm ngoái, khi Thái Lan đang đưa giá gạo cao thì mình tập trung bán gạo thơm ở thị trường Châu Phi, Trung Quốc. Toàn bộ 2,3 triệu tấn ký mới đây là gạo cấp cao hết.

PV: Có nhiều đề xuất các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội lương thực tham gia vào cánh đồng mẫu lớn để chủ động nguồn xuất khẩu cũng như chất lượng sản phẩm. Nhưng theo ông vì sao đến nay vẫn khó thực hiện?

Ông Trương Thanh Phong: Cái này thực chất đã làm cả chục năm nay rồi. Lúc đó cũng tập hợp tổ nông dân lại khoảng vài trăm ha rồi đầu tư giống, phân... nhưng mở rộng ra nữa thì không nổi, vì hiện nay doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư 1 kho đã khó rồi, giờ không đủ khả năng đầu tư dàn trải nữa. Nếu đầu tư như vậy lỗ vài năm thì không có nguồn bù vào. Vì xuất khẩu gạo cũng tùy vào từng năm, cái này phải nghiên cứu kỹ.

Tôi cho rằng, quan trọng là khâu xử lý đầu vào cho người nông dân. Bên cạnh đó, phải cho tích tụ ruộng đất, nếu mỗi người vài công đất thì không thể nào làm được./.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ
Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn để cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực trong vụ hè thu năm 2009.

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua gạo tạm trữ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn để cho Tổng Công ty Lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực trong vụ hè thu năm 2009.

Tạo thuận lợi tối đa cho mua tạm trữ lúa gạo
Tạo thuận lợi tối đa cho mua tạm trữ lúa gạo

(VOV) -Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với các địa phương ĐBSCL sáng nay.

Tạo thuận lợi tối đa cho mua tạm trữ lúa gạo

Tạo thuận lợi tối đa cho mua tạm trữ lúa gạo

(VOV) -Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại cuộc họp với các địa phương ĐBSCL sáng nay.

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm
Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Các doanh nghiệp được phân bổ sẽ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo kế hoạch của Hiệp hội Lương thực.

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Vietcombank cho vay tạm trữ gạo lãi suất 14%/năm

Các doanh nghiệp được phân bổ sẽ thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo kế hoạch của Hiệp hội Lương thực.

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009
Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty lương thực Miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ Hè thu 2009 để duy trì giá lúa trên thị trường, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Mua tạm trữ gạo vụ Hè thu 2009

Thủ tướng Chính phủ giao Tổng công ty lương thực Miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ Hè thu 2009 để duy trì giá lúa trên thị trường, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I
Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Theo ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL, đến nay các tỉnh đã mua khoảng 800.000 tấn gạo tạm trữ, tương đương 1.600.000 tấn lúa hàng hóa vụ Đông Xuân, đạt 80% kế hoạch đợt I

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Hoàn thành 80% kế hoạch mua gạo tạm trữ đợt I

Theo ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL, đến nay các tỉnh đã mua khoảng 800.000 tấn gạo tạm trữ, tương đương 1.600.000 tấn lúa hàng hóa vụ Đông Xuân, đạt 80% kế hoạch đợt I

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ
Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Doanh nghiệp sẵn sàng mua gạo tạm trữ

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã công bố mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ ngày  15/3 với mức giá tối thiểu là 5.000 đồng/kg lúa khô.