Chứng khoán tăng kỷ lục, đại gia bị "móc túi" hàng nghìn tỷ

Giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ đạt mức kỷ lục mọi thời đại, bầu Đức là người chịu thiệt hại nhiều nhất.

Giao dịch cao kỷ lục

Ngày 20/2, những người giỏi tưởng tượng nhất cũng không khỏi sửng sốt trước sự gia tăng vô cùng mạnh mẽ về khối lượng và giá trị trên sàn chứng khoán Việt Nam. Giao dịch đạt mức cao kỷ lục của mọi thời đại.

Trên sàn TP HCM, khối lượng giao dịch đạt 259.679.130 đơn vị, tương ứng 4.031,64 tỷ đồng. Con số này trên sàn Hà Nội lần lượt là 148.780.034 đơn vị và 1.448,63 tỷ đồng. Như vậy, thanh khoản của 2 sàn gần đạt 5.500 tỷ đồng, mức cao chưa từng có kể từ ngày sàn chứng khoán Việt Nam hoạt động.

Tuy nhiên, đồng hành cùng sự gia tăng về giao dịch lại không phải là đà tăng mà chính là sự sụt giảm mạnh mẽ. Vn-Index giảm 7,08 điểm, tương đương 1,22% xuống 571,04 điểm. VN30-Index giảm 11,73 điểm, tương ứng 1,8% xuống 638,7 điểm.

Chứng khoán giảm mạnh, bầu Đức chịu thiệt hại nhất

Trên sàn Hà Nội, sự sụt giảm còn mạnh mẽ hơn. HNX-Index giảm 2,81 điểm, tương ứng 3,42% xuống 79,51 điểm. HNX30-Index giảm 8,31 điểm, tương ứng 4,98% xuống 158,62 điểm.

Có thể thấy nhóm 30 cổ phiếu có vốn hóa trên cả 2 sàn có tốc độ giảm mạnh hơn thị trường. Điều đó có nghĩa blue-chip giảm mạnh hơn phần còn lại của thị trường. Vì vậy, đại gia Việt là những người chịu thiệt hại lớn nhất. Trong các đại gia Việt, bầu Đức mất mát nhiều hơn cả.

Tiền ùn ùn rời túi đại gia

Cụ thể, hôm nay cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giảm 1.200 đồng/CP xuống 25.000 đồng/CP. Sự suy giảm này của HAG khiến ông Đoàn Nguyên Đức, (bầu Đức), Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai giảm 373,9 tỷ đồng. Tổng giá trị cổ phiếu HAG mà người giàu thứ 2 sàn chứng khoán Việt Nam “chỉ” còn 7.790,1 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát cũng phải đứng nhìn cả trăm tỷ đồng bay khỏi tài khoản. HPG giảm 1.400 đồng/CP xuống 46.900 đồng/CP khiến bầu Long mất 141,5 tỷ đồng. Tổng tài sản trên sàn chứng khoán của người giàu thứ 3 sàn chứng khoán giảm xuống 4.739,7 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long thậm chí còn mất mát nhiều hơn nếu tính cả số cổ phiếu mà bà Vũ Thị Hiền, vợ ông nắm giữ. Là cổ đông lớn của Tập đoàn Hòa Phát, hôm nay, giá trị HPG bà Hiền nắm giữ giảm 43,3 tỷ đồng.

Ông Lê Phước Vũ cũng không thể “vượt bão” khi HSG giảm 1.500 đồng/CP xuống 49.900 đồng/CP. Vị Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen phải “chia tay” với 64,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự mất mát này không ảnh hưởng tới vị trí của ông trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Dù đứng sau ông Vũ trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam nhưng ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Tập đoàn Đại Dương lại chịu mất mát nhiều hơn khi OGC giảm sàn, giảm 800 đồng/CP xuống 12.000 đồng/CP. Như vậy, ông Hà Văn Thắm  đã mất 109,1 tỷ đồng.

VIC đứng giá giúp 3 đại gia họ Phạm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam giữ nguyên được tài sản của mình. Tuy nhiên, trước đó, VIC có lúc giảm tới 1.500 đồng/CP khiến 3 đại gia tạm chia tay với 550 tỷ đồng.

MSN là một trong 3 blue-chip hiếm hoi tăng giá. MSN tăng 500 đồng/CP lên 94.500 đồng/CP. Diễn biến tích cực này giúp hai sếp lớn của Masan đút túi hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Ma San có thêm 10,9 tỷ đồng và ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Ma San có thêm 7,9 tỷ đồng.

Không phải blue-chip nên PDR dễ dàng “vượt bão” hơn. PRD là một trong số ít các mã tăng trần khi tăng tăng 800 đồng/CP lên 13.100 đồng/CP. Cú lội ngược dòng của PDR giúp ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt kiếm thêm 61,4 tỷ đồng.

FPT cũng nằm trong danh sách các blue-chip bốc hơi nhiều nhất hôm nay khi giảm 2.000 đồng/CP xuống 57.000 đồng/CP. Hai sếp của FPT chịu thiệt hại nhiều nhất chính là ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc FPT.

Cổ phiếu FPT đã “móc túi” của ông Trương Gia Bình 39,1 tỷ đồng và ông Bùi Quang Ngọc 20,3 tỷ đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhận diện những “tay chơi” mới trên thị trường chứng khoán
Nhận diện những “tay chơi” mới trên thị trường chứng khoán

Chưa lúc nào niềm tin của giới đầu tư lại lớn như vậy trong vài năm gần đây...

Nhận diện những “tay chơi” mới trên thị trường chứng khoán

Nhận diện những “tay chơi” mới trên thị trường chứng khoán

Chưa lúc nào niềm tin của giới đầu tư lại lớn như vậy trong vài năm gần đây...

Chứng khoán trái chiều, nhà đầu tư lạc quan
Chứng khoán trái chiều, nhà đầu tư lạc quan

Phiên giao dịch thị trường chứng khoán đầu năm Giáp Ngọ 2014 có diễn biến trái ngược nhau ở hai sàn Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HSX).

Chứng khoán trái chiều, nhà đầu tư lạc quan

Chứng khoán trái chiều, nhà đầu tư lạc quan

Phiên giao dịch thị trường chứng khoán đầu năm Giáp Ngọ 2014 có diễn biến trái ngược nhau ở hai sàn Hà Nội (HNX) và TP.HCM (HSX).

2014 sẽ là năm đột phá của thị trường chứng khoán
2014 sẽ là năm đột phá của thị trường chứng khoán

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính lưu ý thị trường chứng khoán cần có những giải pháp quyết liệt, phát triển bền vững trong năm 2014.

2014 sẽ là năm đột phá của thị trường chứng khoán

2014 sẽ là năm đột phá của thị trường chứng khoán

VOV.VN - Bộ trưởng Tài chính lưu ý thị trường chứng khoán cần có những giải pháp quyết liệt, phát triển bền vững trong năm 2014.

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực
Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Theo Bloomberg, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng trong năm 2014, lên mức 603 điểm vào cuối năm. 

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Theo Bloomberg, chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục kéo dài đà tăng trong năm 2014, lên mức 603 điểm vào cuối năm.