Mục tiêu 5.000 km cao tốc - Bước đột phá tư duy để phát triển:

Chuyển đổi hình thức đầu tư công – bước đột phá chính sách

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu đến năm 2030 nước ta có 5.000 km đường cao tốc, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành địa phương và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 29 ngày 28/7/2021, dự kiến bố trí cho dự án khoảng 47.169 tỷ đồng, trong giai đoạn 2021-2025 cần bổ sung khoảng 92.471 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội, với mục tiêu thu hút tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư đường bộ cao tốc, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu phương án đầu tư toàn bộ các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tuy nhiên, theo phương án này, trường hợp triển khai thành công cũng chỉ thu hút được khoảng 17.275 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách (chiếm khoảng 11,7% tổng mức đầu tư dự án), trong khi đó phải xây dựng cơ chế đặc thù khác so với quy định của Luật PPP như tỷ lệ vốn nhà nước tham gia trên 50% tổng mức đầu tư...​

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước đang diễn biễn rất phức tạp, nhất là sau đại dịch Covid 19 tác động nặng nề đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, để tạo đà để phục hồi và cơ cấu lại nền kinh tế đất nước giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đã xác định việc đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư các công trình giao thông trọng điểmquốc gia, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

Trên cơ sở sự cần thiết, tính cấp bách, hiệu quả của dự án, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành dự án, Chính phủ kiến nghị triển khai đầu tư công 8 dự án thành phần, sau khi hoàn thành sẽ tổ chức thu phí hoặc nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước. Đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (GTVT) nhấn mạnh: “Đầu tư công là một trong những động lực tăng trưởng, vì vậy, cho nên chúng ta thúc đẩy đầu tư công, trong đó nhất là các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện khó khăn hiện nay; tạo không gian phát triển mới góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân, tạo công ăn việc làm, nhất là các vùng dự án đi qua”.

Phân tích về việc lựa chọn hình thức đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 (8 dự án đầu tư công, 4 dự án PPP), lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, nếu triển khai toàn bộ các dự án thành phần theo hình thức PPP mức độ thành công sẽ không cao, có thể phát sinh các tình huống không lựa chọn được nhà đầu tư hoặc không huy động được vốn tín dụng để triển khai. Điều quan trọng hơn khi chuyển đổi sang hình thức đầu tư công sẽ giải được 2 bài toán khó là vốn và nhà đầu tư, bên cạnh đó, việc chuyển đổi hình thức đầu tư của 8 dự án cao tốc Bắc - Nam từ hình thức PPP sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ cầu cho tăng trưởng GDP của nền kinh tế.

Bày tỏ tán thành với chủ trương này, bởi chắc chắn khi đưa ra đề xuất này, Chính phủ đã phải cân nhắc kỹ trần nợ công, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp đánh giá: “Đây là quyết định kịp thời và hết sức cần thiết vì chuyển đổi sang hình thức đầu tư công thì ngân sách nhà nước đầu tư hoàn toàn 100 %, tiền đã có sẵn cho nên chỉ cần là tiến hành làm thủ tục hồ sơ và giải phóng mặt bằng thì hiệu quả và tốc độ hoàn thành dự án đưa vào sử dụng nhanh hơn”.

Thực tế cũng cho thấy, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình giao thông trọng điểm đang triển khai thi công, xây dựng sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, phát huy hiệu quả vai trò “Giao thông đi trước mở đường”.

Tại Ninh Bình, Ban chấp hành Đảng bộ của địa phương này đã ban hành Nghị quyết về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị văn minh, hiện đại giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ mục tiêu tập trung đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng đảm bảo tính kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian đô thị, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được khởi công xây dựng đảm bảo tiến độ, chất lượng. Kinh nghiệm của địa phương cho thấy, ngay sau khi có chủ trương của Trung ương, tỉnh,đã triển khai thực hiện đồng loạt nhiều bước từ khảo sát, thẩm định, phê duyệt dự án và giải phóng mặt bằng, do đó Dự án tỉnh lộ 482 đo địa phương làm chủ đầu tư có chiều dài 43km đã bước vào giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị hoàn thành rút ngắn thời gian thi công gần 1 năm.

“Thành phố ưu tiên các quỹ đất cũng như triển khai các dự án tái định cư để đảm bảo về các hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư triển khai nhanh dự án theo chỉ đạo của cấp trên”, ông Tống Đức Thuận, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Tam Điệp, Ninh Bình cho biết.

Đã có bước đột phá về chính sách từ thực tiễn triển khai dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1, khi sang giai đoạn 2, Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết, trong đó, có một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ triển khai như cho phép chỉ định thầu các gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế, thi công xây lắp; cho phép triển khai sớm, đồng thời các công việc của bước lập dự án đầu tư; bước lập thiết kế kỹ thuật, dự toán; giao trực tiếp mỏ vận liệu xây dựng cho các nhà thầu thi công mà không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản; phân cấp cho các địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án cao tốc. Các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm định, Ban QLDA cố gắng, tập trung nỗ lực hoàn thành công trong thời gian ngắn nhất với chất lượng cao.

“Sự vào cuộc tích cực của các địa phương giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình triển khai dự án. Việc chất lượng vật tư vào dự án phải đảm bảo chất lượng. Nghiêm cấm hành vi đưa vật liệu không đảm bảo về mặt chất lượng. Về nguồn gốc vật tư, vật liệu có sự rà soát, kiểm tra giám sát cụ thể. Đầu tiên trách nhiệm của chủ mỏ. Còn việc kiểm soát đầu tiên là nhà thầu, sau đó là chủ đầu tư dự án phải kiểm soát chặt chẽ. Đến nay, khẳng định vật tư vật liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng, đúng theo tiêu chuẩn dự án”, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục quản lý đầu tư xây dựng, Bộ GTVT nêu rõ.

Việc đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là cần thiết, đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khi Quốc hội đã thông qua về chủ trương, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt với những chương trình hành động cụ thể thì vấn đề quan trọng nhất bây giờ là phải đẩy nhanh tiến độ triển khai, đưa tuyến cao tốc Bắc - Nam vào khai thác càng sớm càng tốt.

Kinh tế muốn phát triển phải có hạ tầng, đó là quy luật, thông lệ của thực tiễn và của nhiều nước phát triển trên thế giới. Như vậy, Quốc hội, Chính phủ đã ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc trên cả nước. Kết quả này dường như được hiện thực trong thực tiễn cuộc sống khi ngày 29/4/2023, Bộ Giao thông vận tải tổ chức khánh thành dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây và mới đây nhất ngày 18/6/2023 là lễ khánh thành cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020…

Hành lang vận tải trên trục Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước: kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế của cả nước và đặc biệt là kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long), kết nối với 16/23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách... Có thể nói, đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước.

Bài viết cùng loạt bài: "Mục tiêu 5000 km cao tốc - Bước đột phá tư duy để phát triển":

Bài 1: Biến khó khăn thành động lực
Bài 2: Chuyển đổi hình thức đầu tư công – bước đột phá chính sách
Bài 3: Mục tiêu 5000 km cao tốc – chủ trương trúng, hành động đúng

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quyết tâm hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Quyết tâm hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông

VOV.VN - Phấn đấu đạt mục tiêu trong năm 2022 hoàn thành, đưa vào khai thác 04 đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây với tổng chiều dài 361 km để bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Quyết tâm hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Quyết tâm hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông

VOV.VN - Phấn đấu đạt mục tiêu trong năm 2022 hoàn thành, đưa vào khai thác 04 đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây với tổng chiều dài 361 km để bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành 2.500km đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

Phó Thủ tướng: Đến năm 2030, Việt Nam phải có 5.000km đường cao tốc
Phó Thủ tướng: Đến năm 2030, Việt Nam phải có 5.000km đường cao tốc

VOV.VN - Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, trong giai đoạn 2025 nước ta cần có thêm 3.000km đường cao tốc, để tới 2030 có tổng số 5.000km đường cao tốc.

Phó Thủ tướng: Đến năm 2030, Việt Nam phải có 5.000km đường cao tốc

Phó Thủ tướng: Đến năm 2030, Việt Nam phải có 5.000km đường cao tốc

VOV.VN - Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, trong giai đoạn 2025 nước ta cần có thêm 3.000km đường cao tốc, để tới 2030 có tổng số 5.000km đường cao tốc.

“Biến khó khăn thành động lực”
“Biến khó khăn thành động lực”

VOV.VN - Cơ sở hạ tầng giao thông luôn được xem là mạch máu của nền kinh tế, mạch máu không thông suốt, kinh tế không tạo đột phá. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt để phát triển hạ tầng giao thông.

“Biến khó khăn thành động lực”

“Biến khó khăn thành động lực”

VOV.VN - Cơ sở hạ tầng giao thông luôn được xem là mạch máu của nền kinh tế, mạch máu không thông suốt, kinh tế không tạo đột phá. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đặc biệt để phát triển hạ tầng giao thông.