Chuyển đổi số đưa nông sản miền núi Khánh Hòa tiếp cận thị trường quốc tế

VOV.VN - Trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa như sầu riêng, dừa xiêm... dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, thông qua ứng dụng chuyển đổi số.

Dùng điện thoại để quét mã QR gắn trên những trái dừa xiêm được bày bán tại 1 khách sạn cao cấp ở TP Nha Trang, người tiêu dùng thấy ngay được những thông tin về nông trại, nguồn gốc, xuất xứ của chính trái dừa đó.

Đây là những trái dừa từ trang trại của ông Nguyễn Phi Trường, tại xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa, cách trung tâm Nha Trang đến gần 60 km. Nông trại của ông Nguyễn Phi Trường rộng 5 ha, có nhiều loại trái cây nhưng nổi bật là dừa xiêm, đây cũng là đặc sản của vùng đất Ninh Hòa. Trái cây được ông Trường giới thiệu tại các khách sạn cao cấp, mã QR được gắn trên từng quả dừa đã tạo nên sự khác biệt, giúp việc tiếp cận, tiêu thụ thuận tiện hơn. Bên cạnh giúp người thưởng thức an tâm về nguồn gốc trái cây, việc làm này cũng góp phần quảng bá thương hiệu trái cây ở thị xã Ninh Hòa.

"Mở mã QR này ra, chúng tôi đang cho khách hàng hiểu rằng sự khác biệt giữa dừa Ninh Hòa với dừa miền Tây như thế nào? Khách hàng phân biệt được dừa Ninh Hòa trồng hữu cơ sẽ khác như thế nào? Ứng dụng công nghệ sẽ tạo ra câu chuyện uống dừa, từ đó hiểu luôn văn hóa trồng dừa, hiểu luôn vùng đất trồng dừa, hiểu luôn thông tin liên quan đến nông trại đó", ông Nguyễn Phi Trường cho biết.

Tại một căn nhà ở thung lũng thuộc xã Ba Cụm Bắc, cách trung tâm huyện miền núi Khánh Sơn khoảng 10 km, các bạn trẻ đang làm việc qua mạng với các đối tác tại Mỹ để tiêu thụ sầu riêng. Vườn sầu riêng này có tên Sakura rộng khoảng 5 ha với 700 gốc sầu riêng được canh tác theo phương pháp hữu cơ, được đầu tư hệ thống tưới tiêu từ trên cao. Những cây sầu riêng được trồng thẳng lối và đánh số thứ tự, quản lý bằng phần mềm. Từ đó, người trồng sẽ lên kế hoạch thời vụ, lịch kiểm tra, lịch bón phân, phòng sâu bệnh... Dưới mỗi gốc sầu riêng được gắn vòi tưới tự động, khi đến lịch bón phân, phân sẽ hòa vào nước để đến từng cây. Bộ phận giám sát chỉ đi kiểm tra, hướng dẫn công nhân làm việc.

Khi đưa ra thị trường, người mua rất dễ truy xuất nguồn gốc sầu riêng với đủ các thông số kỹ thuật, lượng phân bón, ngày thu hoạch... Anh Nguyễn Quốc Huy, kỹ thuật viên nông trại Sakura cho biết, giai đoạn đầu trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ số sẽ tốn kém chi phí, thời gian hơn so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, khi cây đã phát triển tốt, các chi phí sẽ tiết giảm, hiệu quả cao hơn, phát triển bền vững hơn. Việc ứng dụng công nghệ, hữu cơ sẽ giúp sầu riêng thuận tiện trong việc tiêu thụ tại những quốc gia tiên tiến.

"Quản lý qua App sẽ lên quy trình sẵn, đến lịch App sẽ nhắc trước từ 1 - 3 ngày, thiếu vật tư bên nông trại sẽ chuẩn bị và xem xét công cán và người quản lý chỉ đi giám sát công nhân làm. Khi đăng ký tiêu chuẩn Global, sản phẩm của nông trại có thể xuất đi Mỹ, đi châu Âu hay có thể qua thị trường tỷ dân như Trung Quốc nhưng được bán ở kênh cao cấp hơn", anh Nguyễn Quốc Huy khẳng định.

Sầu riêng là cây trồng chủ lực của huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Trong số hơn 2.500 ha, huyện Khánh Sơn có 450 ha sầu riêng VietGAP, 22 vùng xin cấp mã số vùng trồng đang được huyện phối hợp cơ quan chức năng thẩm định. Trong đó, 4 mã số vùng trồng được cơ quan chức năng Trung Quốc cấp phép, nhiều DN đã xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Huyện miền núi Khánh Sơn đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển từ tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang tư duy "kinh tế nông nghiệp" gắn liền với nông sản sạch. Trong đó, công nghệ số là giải pháp đột phá để quản lý chất lượng, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đối với một địa phương miền núi xa các trung tâm kinh tế lớn, các phương pháp quảng bá truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho biết, các sản phẩm từ sầu riêng sẽ phát triển đa dạng theo chuỗi giá trị, phù hợp với yêu cầu của thị trường; chú trọng ứng dụng công nghệ cao, sinh thái để phát triển bền vững... Từ đó, đáp ứng xuất khẩu chính ngạch không chỉ với Trung Quốc mà hướng đến Mỹ, Nhật, châu Âu.

"Khi trồng theo lộ trình của Viet Gap hay Global Gap, giá trị người nông dân thu về sẽ cao hơn. Sầu riêng trước đây không có mã vạch, không có truy xuất nguồn gốc, không có mã vùng trồng nên khi bán tại thị trường chênh lệch giảm khoảng 50%. Trong tương lai, sản phẩm sầu riêng không những chỉ xuất khẩu ở Trung Quốc mà sẽ xuất đi nhiều nước", ông Dũng khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản
Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản

VOV.VN - Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường.

Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản

Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản

VOV.VN - Muốn xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường các quốc gia khác phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của từng thị trường.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Tính minh bạch của nền nông nghiệp
Truy xuất nguồn gốc nông sản: Tính minh bạch của nền nông nghiệp

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số của ngành. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Tính minh bạch của nền nông nghiệp

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Tính minh bạch của nền nông nghiệp

VOV.VN - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong 8 vấn đề trọng tâm trong chuyển đổi số của ngành. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản, rất cần sự tham gia, phối hợp của tất cả các bên, từ nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.

Kinh tế hạ tầng dữ liệu hướng đến số hoá truy xuất nguồn gốc nông sản
Kinh tế hạ tầng dữ liệu hướng đến số hoá truy xuất nguồn gốc nông sản

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.

Kinh tế hạ tầng dữ liệu hướng đến số hoá truy xuất nguồn gốc nông sản

Kinh tế hạ tầng dữ liệu hướng đến số hoá truy xuất nguồn gốc nông sản

VOV.VN - Truy xuất nguồn gốc nông sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung cần được xây dựng, phát triển theo hướng kết nối, liên thông và tập trung.

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP
Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

VOV.VN - Sở NN&PTNT Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát.

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

Lâm Đồng siết chặt quản lý nguồn gốc nông sản VietGAP

VOV.VN - Sở NN&PTNT Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm định chất lượng rau củ quả theo tiêu chuẩn VietGAP thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ và lấy mẫu giám sát.