Chuyển đổi tăng tốc, bứt phá, bền vững để phát triển doanh nghiệp

VOV.VN - “Chuyển đổi tăng tốc, bứt phá, doanh nghiệp bền vững-quốc gia thịnh vượng” là chủ đề của Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam được tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Diễn đàn do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam tổ chức.

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, hiện nhân loại đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn, đó là: Biến đổi khí hậu; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học. Trong 3 thách thức đó, theo Báo cáo đánh giá Rủi ro toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố đầu năm nay, nguy cơ Biến đổi khí hậu là cấp bách và nghiêm trọng nhất.

Mỗi năm, trên thế giới, ước tính có trên 20 triệu người mất đi chỗ ở và sinh kế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tại nước ta với hơn 100 triệu dân đang được đánh giá nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu, đối mặt với những hiểm hoạ, đặc biệt là dọc theo các vùng trũng ven biển và đồng bằng ven sông rộng lớn của đất nước do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt…

Do đó, các đại biểu cho rằng, phát triển bền vững hiện đang trở thành xu thế tất yếu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp và quá trình này cần phải được xây dựng dựa trên các trụ cột kinh tế, quản trị, xã hội và môi trường; Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, giám đốc điều hành khối Nghiên cứu và phát triển, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết: “Hệ thống trang trại của Vinamilk là một điển hình cho việc phát triển bền vững. Thực hành nông nghiệp tái tạo, tại các trang trại của Vinamilk, chúng tôi ứng dụng những năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, hệ thống công nghệ để giảm thiểu phát thải khí mê tan, dùng công nghệ atomic- carbon hữu cơ để giảm khí metan và giảm mùi hôi cho trang trại. Bên cạnh đó, chúng tôi có những hành động phát triển bền vững cho cộng đồng”.

Nhiều ý kiến tại diễn đàn cũng khẳng định, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về đạo đức trong sản xuất kinh doanh, về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần được đề cao, vừa tạo ra các chuẩn mực mới, vừa tạo hàng rào kỹ thuật trong thâm nhập thị trường, nhất là thị trường các nước phát triển.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nêu rõ: “Những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường đang chứng tỏ là những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và chống chịu cao, bền vững đối với các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại. Tại diễn đàn này, tôi xin nhấn mạnh và kêu gọi các doanh nghiệp hãy chọn lựa mô hình và mục tiêu phát triển bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng và thực hành các chuẩn mực đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh tiến bộ”.

Cũng tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ về lộ trình xây dựng nền kinh tế trung hoà cacbon và thích ứng với biển đổi khí hậu- định hướng đến năm 2050 của Việt Nam; Triển khai tăng trưởng xanh trong bối cảnh trong nước và quốc tế mới hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0; Phát triển thương mại xanh tại Việt Nam; Thúc đẩy kinh doanh bền vững hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân… Qua đó, giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng cường khả năng chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI cho rằng mức đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng là hợp lý. Về lâu dài cần nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng

VCCI cho rằng mức đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng là hợp lý. Về lâu dài cần nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới.

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”
Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

VOV.VN - Chủ tịch VCCI đánh giá cao tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong dịch Covid-19 cũng như các kiến nghị thiết thực.

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

Chủ tịch VCCI: “Doanh nghiệp không xin tiền, chỉ xin cơ chế”

VOV.VN - Chủ tịch VCCI đánh giá cao tinh thần của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong dịch Covid-19 cũng như các kiến nghị thiết thực.

VCCI: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm cao kỷ lục
VCCI: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm cao kỷ lục

VOV.VN - Do tác động của đại dịch Covid-19, 3 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số lớn nhất từ trước đến nay.

VCCI: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm cao kỷ lục

VCCI: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm cao kỷ lục

VOV.VN - Do tác động của đại dịch Covid-19, 3 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số lớn nhất từ trước đến nay.