Chuyên gia Phạm Chi Lan: "Kinh tế hiện đại tạo sự ích kỷ"

(VOV) -"Họ mong muốn có năng suất, có kết quả ngay nhưng lại không nhìn thấy hậu quả để lại cho thế hệ sau là hết sức nặng nề”.

Kinh tế xanh là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với các nhà kinh tế, song câu chuyện về sự thành công của nó, đặc biệt ở Việt Nam vẫn còn khá ít.

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Kinh tế Xanh từ những góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội), ngày 19/1, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng điểm hạn chế khi tiếp cận nền kinh tế xanh là nhận thức của con người. Vì trong quá trình phát triển không phải ai cũng có ý thức về quy hoạch, trong khi ham muốn được làm ra nhiều sản phẩm để tái cơ cấu lại là động lực cao hơn hết. Mục đích ngắn hạn đó hấp dẫn con người hơn là mục đích dài hạn.

Hạn chế thứ hai là kinh tế xanh luôn đòi hỏi con người phải có trình độ nhất định, ngoài ra phải học hỏi thêm các kỹ năng để thực hiện mục đích công việc của mình. Do đó, bài toán kinh tế của nó có thể đắt hơn bình thường, tốc độ tăng trưởng kinh tế trước mắt có thể chậm lại, dễ gây hoài nghi, sốt ruột, khiến các doanh nghiệp “ngại” chi phí thêm để giải quyết bài toán kinh tế trước mắt thay cho phát triển bền vững, lâu dài.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, kinh tế hiện đại đang tạo nên một sự ích kỷ vì “họ mong muốn có năng suất, có kết quả ngay nhưng lại không nhìn thấy hậu quả để lại cho thế hệ sau là hết sức nặng nề”. Hậu quả gây ra vô cùng nặng nề, làm cho một số vùng trên thế giới trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu, tăng cường độ phát thải khí nhà kính…

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đã xác định chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ sử dụng nhiều tài nguyên, lao động giá rẻ sang cố gắng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời cũng đã phê phán những bất ổn của mô hình tăng trưởng hiện nay. Do đó, phát triển theo kinh tế xanh là tất yếu.

Theo bà Lan, trong những cái bất ổn mà điển hình nhất là sự lãng phí dịch vụ của tất cả tài nguyên kể cả sức lực của con người để làm những việc không đạt được hiệu quả cao, bản thân nó không mang tính chất bền vững. Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt một cách nhanh chóng, điển hình như tốc độ phá hủy rừng đã nhiều hơn thời gian chiến tranh cộng lại.

Chúng ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa nhưng công nghiệp hóa như thế nào để đảm bảo sức xanh sẽ là câu chuyện cần phải tính cho tương lai. Do đó, "kinh tế xanh là nhân tố thúc đẩy cho con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa có bước đi bền vững hơn, mang lại lợi ích lâu dài cho con người”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại buổi tọa đàm “Kinh tế Xanh từ những góc nhìn”

Có một phát biểu đơn giản rằng, chúng ta muốn phát triển kinh tế thì phải làm ra nhiều hàng hóa, sản xuất nhiều máy móc, điều đó tương đương với việc sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng. Và việc thúc đẩy vòng quay kinh tế thị trường chính là tiêu thụ. Vậy việc tiêu thụ và bảo vệ môi trường có song hành với nhau? Thực tế cho thấy nếu phát triển không đúng đắn sẽ đi ngược với nhu cầu phát triển bền vững.

“Nhiều khi lòng tham về tiêu dùng phải biết tiết chế nếu như không hợp lý, gây ra những hệ quả xấu cho xã hội, cho nền kinh tế”, bà Lan nói.

So với phát triển bền vững, kinh tế xanh luôn coi thân thiện với môi trường là yêu cầu, nội hàm không tách rời trong phát triển kinh tế. Kinh tế xanh mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội vừa giảm đáng kể các rủi ro, khủng hoảng kinh tế. Giúp giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn nhờ chú trọng giảm thiên tai, tiết kiệm tài nguyên. Tuy nhiên, dù kinh tế xanh hướng tới tăng trưởng bền vững và công bằng xã hội, nhưng sẽ cần nhiều thời gian để đạt được.

Các doanh nghiệp cần làm gì để phát triển kinh tế xanh?

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong thời gian vừa qua chính chi phí đầu vào cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn ở đầu ra, khi không thể bán sản phẩm với giá cao, gây ra sự tắc nghẽn về thị trường cũng như khó khăn cho doanh nghiệp. Mặt khác, một số nghiên cứu trong thời gian vừa qua cho thấy chi phí sản xuất trên hầu hết các lĩnh vực của doanh nghiệp Việt Nam đều đắt hơn so với các doanh nghiệp nước khác, đặc biệt là nguyên liệu vật tư đầu vào, chi phí năng lượng. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tiếp cận với chi phí về kinh tế xanh, đặt vấn đề xem xét lại toàn bộ quá trình của mình làm sao để nâng cấp công nghệ, phát triển định hướng, chi phí tiết kiệm hơn.

Về mặt chính sách của nhà nước, cần điều chỉnh mạnh mẽ hơn nữa hệ thống kích thích đối với các doanh nghiệp theo hướng khuyến khích những doanh nghiệp làm ăn, phát triển kinh doanh theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm vật tư đầu vào, tiết kiệm chi phí, hoạt động thân thiện với môi trường hướng tới bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan: Nhà nước nên có những chính sách tối đa, đồng thời có những biện pháp xử lý, thậm chí trừng phạt đối với các doanh nghiệp gây ra hậu quả về môi trường, hoặc làm lãng phí năng lượng, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Ngoài ra, vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng vô cùng quan trọng, tham gia định hướng tiêu dùng, vận động chính sách, nâng cao nhận thức xã hội, đóng góp vào việc làm cho đất nước mình xanh hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày Môi trường thế giới 2012: “Gieo mầm” Kinh tế Xanh
Ngày Môi trường thế giới 2012: “Gieo mầm” Kinh tế Xanh

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền Kinh tế Xanh mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Ngày Môi trường thế giới 2012: “Gieo mầm” Kinh tế Xanh

Ngày Môi trường thế giới 2012: “Gieo mầm” Kinh tế Xanh

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền Kinh tế Xanh mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Kinh tế xanh: Xu thế phát triển tất yếu
Kinh tế xanh: Xu thế phát triển tất yếu

Thị trường và các sản phẩm công nghệ xanh phát triển trong tương lai sẽ giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Kinh tế xanh: Xu thế phát triển tất yếu

Kinh tế xanh: Xu thế phát triển tất yếu

Thị trường và các sản phẩm công nghệ xanh phát triển trong tương lai sẽ giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Chia sẻ quan điểm về tiếp cận Kinh tế xanh
Chia sẻ quan điểm về tiếp cận Kinh tế xanh

Hội thảo là sự khẳng định mạnh mẽ những cam kết của Việt Nam đối với việc giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu nói chung và hướng tới Hội nghị RIO + 20 tổ chức tại Brazil 2 tuần tới.

Chia sẻ quan điểm về tiếp cận Kinh tế xanh

Chia sẻ quan điểm về tiếp cận Kinh tế xanh

Hội thảo là sự khẳng định mạnh mẽ những cam kết của Việt Nam đối với việc giải quyết những vấn đề môi trường toàn cầu nói chung và hướng tới Hội nghị RIO + 20 tổ chức tại Brazil 2 tuần tới.

Con đường nào tiến tới Kinh tế Xanh?
Con đường nào tiến tới Kinh tế Xanh?

Khi nền kinh tế đang phụ thuộc quá lớn vào mô hình phát triển “kinh tế Nâu” thì lựa chọn con đường phát triển “Kinh tế Xanh” phù hợp là điều đang khiến các nhà quản lý, các nhà khoa học phải bàn tính kỹ

Con đường nào tiến tới Kinh tế Xanh?

Con đường nào tiến tới Kinh tế Xanh?

Khi nền kinh tế đang phụ thuộc quá lớn vào mô hình phát triển “kinh tế Nâu” thì lựa chọn con đường phát triển “Kinh tế Xanh” phù hợp là điều đang khiến các nhà quản lý, các nhà khoa học phải bàn tính kỹ