Có thể thay đổi việc áp thuế cho tôm Việt Nam?

VOV.VN - Ngoài việc xem lại các yếu tố trong nước, doanh nghiệp Việt Nam còn đợi phán quyết cuối cùng từ phía ITC.

Liên quan việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định áp mức thuế chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) khẳng định, kết luận của Bộ Thương mại Mỹ không phản ánh đầy đủ bản chất của vụ việc cũng như thực tế diễn ra tại Việt Nam.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có thể thay đổi được phán quyết này hay không? Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng ban Phòng vệ thương mại, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

PV: Xin bà cho biết ý kiến của Cục Quản lý cạnh tranh trước cáo buộc của phía Mỹ rằng ngành tôm Việt Nam đã nhận các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ?

Bà Phạm Hương Giang: Ngay từ khi xảy ra vụ việc, Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định nhất quán: Không cung cấp khoản trợ cấp cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôm Việt Nam.


Bà Phạm Hương Giang.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp bị đơn của Việt Nam cũng như chính phủ Việt Nam đã hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ, thể hiện ở bảng trả lời câu hỏi điều tra đúng hạn, rất hợp tác trong quá trình thẩm tra tại chỗ để giải thích với Hoa Kỳ và cung cấp tài liệu bằng chứng chứng minh rằng, Chính phủ Việt Nam không trợ cấp và doanh nghiệp Việt Nam không nhận các khoản trợ cấp từ Chính phủ.

Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra phán quyết cuối cùng kết luận có tồn tại trợ cấp và áp thuế đối kháng. Có thể nói, kết luận này của DOC là không phản ánh đầy đủ bản chất của vụ việc cũng như thực tế diễn ra tại Việt Nam.

PV: Bà nhận định như thế nào về mức thuế chống trợ cấp mà DOC áp cho tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, cũng như những tác động của mức thuế này?

Bà Phạm Hương Giang:  Có thể thấy, mức thuế suất cuối cùng với bị đơn Nha Trang và với các doanh nghiệp khác đã giảm đáng kể so với mức thuế suất sơ bộ mà DOC đưa ra trước đây.

Cụ thể, với Nha Trang từ mức 7,05% xuống còn 1,15%; với các doanh nghiệp khác từ 6,07% xuống còn 4,52%. Tuy nhiên, mức thuế suất cuối cùng áp dụng với Công ty Minh Quý lại tăng lên 7,88% do cách tính thuế đối với trợ cấp tôm tươi.

Trong 7 quốc gia bị điều tra, mức thuế suất của Việt Nam thấp hơn so với của Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuado và Malaysia nhưng lại cao hơn của Indonesia và Thái Lan.

Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang chịu thuế chống bán phá giá trong vụ điều ra chống bán phá giá của DOC trước đây, với mức thuế dao động từ 0,53% - 2,76%.

Tôi cho rằng, với mức thuế suất chống trợ cấp này, có thể thấy mức thuế nhập khẩu đối với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ rất cao, vì phải chịu cùng lúc hai mức thuế là chống trợ cấp và chống bán phá giá.

Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này. Cụ thể, có thể tác động đến giá thu mua và tâm lý của nhà nhập khẩu, khi thấy bị áp dụng mức thuế này dẫn đến tâm lý e ngại mà tìm sang nhà cung cấp nước khác.

PV: Quyết định của DOC sẽ còn phải phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), dự kiến công bố vào ngày 26/9 tới. Cục Quản lý cạnh tranh và các cơ quan liên quan sẽ có động thái như thế nào để bảo vệ doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất trong nước?

Bà Phạm Hương Giang: Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh vẫn đang phối hợp luật sư tư vấn của Chính phủ, cũng như phía hiệp hội và doanh nghiệp bị đơn để làm rõ hơn phương pháp tính biên độ trợ cấp đối với tôm tươi, tức là nguyên liệu đầu vào, do hiện nay mức thuế suất với chương trình này rất là cao.

Trong trường hợp phát hiện sai sót trong cách tính toán của cơ quan điều tra, Chính phủ Việt Nam sẽ đề nghị DOC xem xét sửa đổi kết luận về chương trình này. Đồng thời, theo quy định pháp luật chống trợ cấp Hoa Kỳ, khi Ủy ban Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận sản xuất nội địa Hoa Kỳ không thiệt hại thì vụ việc sẽ được hủy bỏ.

Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp bị đơn trong vụ việc này cần phải nỗ lực hết sức để kháng kiện tại ITC. Trong lịch sử, một số vụ việc của các nước, kể cả vụ việc ống thép của Việt Nam, ITC ra quyết định ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ không thiệt hại, nên đã không áp thuế. Do đó, vẫn còn khả năng để ngỏ cho chúng ta để theo đuổi trong thời gian này./.

PV: Xin cảm ơn bà!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Mỹ phản đối thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam
Doanh nghiệp Mỹ phản đối thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam

VOV.VN - Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ sẽ ra quyết định cuối cùng về vụ kiện vào ngày 26/9

Doanh nghiệp Mỹ phản đối thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam

Doanh nghiệp Mỹ phản đối thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam

VOV.VN - Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ sẽ ra quyết định cuối cùng về vụ kiện vào ngày 26/9

Mỹ áp thuế chống trợ giá 7,05% với tôm đông lạnh Việt Nam
Mỹ áp thuế chống trợ giá 7,05% với tôm đông lạnh Việt Nam

(VOV) -Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng 9 tới.

Mỹ áp thuế chống trợ giá 7,05% với tôm đông lạnh Việt Nam

Mỹ áp thuế chống trợ giá 7,05% với tôm đông lạnh Việt Nam

(VOV) -Phán quyết cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng 9 tới.

Mỹ áp thuế chống trợ cấp cao đối với tôm đông lạnh Việt Nam
Mỹ áp thuế chống trợ cấp cao đối với tôm đông lạnh Việt Nam

(VOV) - Quyết định này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất tôm Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ.

Mỹ áp thuế chống trợ cấp cao đối với tôm đông lạnh Việt Nam

Mỹ áp thuế chống trợ cấp cao đối với tôm đông lạnh Việt Nam

(VOV) - Quyết định này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất tôm Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ.

VASEP phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam
VASEP phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam

VOV.VN -VASEP đề nghị ITC xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này

VASEP phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam

VASEP phản đối kết quả thuế chống trợ cấp tôm Việt Nam

VOV.VN -VASEP đề nghị ITC xem xét công tâm và đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý nhằm chấm dứt hoàn toàn vụ kiện vô lý này

Mỹ công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá
Mỹ công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá

(VOV)-Quyết định này mang lại nhiều hi vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay.

Mỹ công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá

Mỹ công nhận tôm Việt Nam không bán phá giá

(VOV)-Quyết định này mang lại nhiều hi vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong bối cảnh thị trường khó khăn hiện nay.

DOC ra quyết định sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh của VN
DOC ra quyết định sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh của VN

(VOV) - Mức thuế tạm thời cho bị đơn tự nguyện là 0%. Tuy nhiên, mức thuế toàn quốc cho các bị đơn còn lại vẫn ở mức 25,76%

DOC ra quyết định sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh của VN

DOC ra quyết định sơ bộ đối với tôm nước ấm đông lạnh của VN

(VOV) - Mức thuế tạm thời cho bị đơn tự nguyện là 0%. Tuy nhiên, mức thuế toàn quốc cho các bị đơn còn lại vẫn ở mức 25,76%

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị gánh 2 loại thuế phi lý
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị gánh 2 loại thuế phi lý

(VOV) -  VASEP yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại phán quyết sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm Việt Nam.

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị gánh 2 loại thuế phi lý

Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị gánh 2 loại thuế phi lý

(VOV) -  VASEP yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại phán quyết sơ bộ áp thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm Việt Nam.

Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam
Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam

VOV.VN -Đây là biện pháp đánh thuế hai lần, ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600 ngàn nông dân và các nhà sản xuất tôm Việt Nam.

Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam

VOV.VN -Đây là biện pháp đánh thuế hai lần, ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600 ngàn nông dân và các nhà sản xuất tôm Việt Nam.

DOC đưa ra quyết định không công bằng đối với tôm Việt Nam
DOC đưa ra quyết định không công bằng đối với tôm Việt Nam

VOV.VN -DOC đưa ra quyết định gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600.000 lao động trong ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam.

DOC đưa ra quyết định không công bằng đối với tôm Việt Nam

DOC đưa ra quyết định không công bằng đối với tôm Việt Nam

VOV.VN -DOC đưa ra quyết định gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của hơn 600.000 lao động trong ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam.