Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng

VOV.VN - Một số địa phương trọng điểm công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước khi xảy ra dịch bệnh.

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Công Thương ngày 14/7, bà Nguyễn Thị Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt hơn 371,3 tỷ USD. Điều này cho thấy sự nỗ lực của các DN trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng.

29 mặt hàng xuất khẩu trên tỷ USD

Đáng chú ý, xuất khẩu tăng đều ở các nhóm hàng, trong đó nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng cao nhất. Nhóm nông sản, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng cao, tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các FTA như dệt may, da giày, thủy sản… nên có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 185,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu tăng, chiếm 88,8%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 5,8%.

“Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 743 triệu USD góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế, Nhìn chung, các DN đã tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới để thúc đẩy xuất khẩu”, bà Hiền nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hiền, trong 6 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục hồi tích cực. Hầu hết các địa phương đã tích cực triển khai chương trình khuyến mại, kích cầu, kết nối tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Trong đó, thương mại điện tử tiếp tục trở thành phương thức phân phối quan trọng, góp phần tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người nông dân và DN.

Riêng với lĩnh vực xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Uỷ Ban thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

“Khi nguồn cung xăng dầu trên thị trường gặp khó khăn, Bộ đã chỉ đạo các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng cường lượng nhập khẩu. Các DN đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh việc nhập khẩu và nỗ lực cung ứng xăng dầu để duy trì nguồn cung cho thị trường, nên cơ bản nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong Quý I và Quý II/2022 đến nay luôn được đảm bảo, có gối đầu sang Quý III”, bà Hiền thông tin.

Sản xuất công nghiệp vẫn còn khó khăn

Bên cạnh những mặt tích cực, đại diện Vụ Kế hoạch cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên liệu đầu tăng, chi phí vận tải, logistics vẫn ở mức cao, thiếu hụt lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực; việc nhập khẩu nguyên vật liệu và giao hàng vẫn còn chậm trễ…

Nổi cộm nhất là một số địa phương trọng điểm công nghiệp chế biến, chế tạo như TP.HCM, Long An… vẫn chưa lấy lại được đà tăng trưởng như trước khi xảy ra dịch bệnh. Việc nối lại thị trường nước ngoài, chuỗi cung ứng đã rất tích cực nhưng vẫn chưa trở lại bình thường, ảnh hưởng đến tốc độ tăng xuất nhập khẩu chung của cả nước.

Song song với đó, một số nông sản còn quá dựa vào hình thức trao đổi cư dân nên luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ách tắc tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại qua biên giới. Ngoài ra, sức mua thị trường trong nước được khôi phục trở lại nhưng chủ yếu tiêu thụ vẫn tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nhóm các hàng hóa không thiết yếu tăng thấp... Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng đã tác động ảnh hưởng đến tốc độ tăng chung của tổng mức bán lẻ hàng hóa.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ, một số việc của ngành dù đã có sự nỗ lực cao song kết quả còn hạn chế. Do đó, để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2022, trong 6 tháng cuối năm, ngành Công Thương tập trung đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho DN, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất.

Trong đó, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu có thể tiếp tục tăng cao. Đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất: Hỗ trợ các DN về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các DN đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng hóa ùn ứ cho thấy chiến lược sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc
Hàng hóa ùn ứ cho thấy chiến lược sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc

VOV.VN - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh điều này khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề ùn ứ hàng nông sản ở các cửa khẩu.

Hàng hóa ùn ứ cho thấy chiến lược sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc

Hàng hóa ùn ứ cho thấy chiến lược sản xuất, tiêu thụ nông sản còn luẩn quẩn, bế tắc

VOV.VN - Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhấn mạnh điều này khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề ùn ứ hàng nông sản ở các cửa khẩu.

Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa
Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa

VOV.VN - Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều sàn thương mại điện tử đã tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm cho bà con nông dân, đặc biệt là hàng nông sản. Tiếp nối thành công này, nhiều sàn thương mại điện tử cũng lên kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa đến hết năm nay.

Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa

Sàn thương mại điện tử hỗ trợ bà con tiêu thụ hàng hóa

VOV.VN - Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, nhiều sàn thương mại điện tử đã tiêu thụ được số lượng lớn sản phẩm cho bà con nông dân, đặc biệt là hàng nông sản. Tiếp nối thành công này, nhiều sàn thương mại điện tử cũng lên kế hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa đến hết năm nay.

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế
Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.