Công nhân thủ phủ công nghiệp Bình Dương hy vọng năm mới có việc làm ổn định

VOV.VN - Trải qua một năm đầy thử thách, khó khăn khi việc làm và thu nhập giảm sâu, song đội ngũ công nhân lao động ở “thủ phủ” công nghiệp Bình Dương vẫn nỗ lực vượt khó, hăng say lao động, góp sức cùng doanh nghiệp nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Chuẩn bị đón năm mới 2024, đội ngũ công nhân có chung hy vọng về một năm bình an, mạnh khỏe.

Hy vọng có việc làm ổn định

Đến các công ty trong tỉnh Bình Dương những ngày cuối năm 2023, chúng tôi cảm nhận rõ nét không khí thi đua lao động sản xuất sôi động, khẩn trương ở tất cả các xưởng sản xuất.

Mặc dù chịu sự tác động của tình hình thế giới, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, đơn hàng giảm nhưng ban giám đốc các công ty đã nỗ lực hết mình để duy trì việc làm cho công nhân thay vì phải cắt giảm nhân công.

Nhanh tay hoàn thiện các sản phẩm của đơn hàng cuối năm, chị Lê Thị Huyền (38 tuổi, quê Nam Định), công nhân Công ty TNHH Sonova Operations Center Việt Nam (KCN VSIP I) chia sẻ, công ty có những đổi mới, sáng tạo trong sản xuất nên đã được tập đoàn ưu tiên chuyển đơn hàng cho nhà máy ở Việt Nam. Do đó, tất cả công nhân đều hứa sẽ cố gắng để đơn hàng dồi dào, lúc đó sẽ được tăng ca, thu nhập ổn định hơn.

"Mấy tháng đầu hơi bấp bênh nhưng mấy tháng cuối năm thì công việc ổn định, có tăng ca. Tôi cảm thấy may mắn hơn các bạn khác là có công việc ổn định. Tôi sẽ cố gắng để làm ra những sản phẩm tốt. Bởi, khi làm ra sản phẩm tốt thì khách hàng sẽ đặt niềm tin và công ty sẽ có đơn hàng nhiều hơn để công nhân làm ổn định", chị Huyền nói.

Nhìn lại năm 2023 với nhiều khó khăn khi thu nhập giảm sút do không được tăng ca, thế nhưng chị Phan Thị Thùy Vân (33 tuổi, quê An Giang), công nhân Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam (TP. Thuận An) vẫn giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng doanh nghiệp sẽ nhanh chóng trở lại thời "làm mãi không hết hàng". Trước thông tin sẽ được công ty thưởng Tết, ai nấy đều phấn khởi, tích cực làm việc hơn, đồng thời mong muốn tiếp tục được hỗ trợ để công nhân yên tâm gắn bó. 

“Năm nay công ty có thưởng tháng 13, lương thưởng đầy đủ và hỗ trợ một số bạn khó khăn có vé xe về quê. Do đó, Tết năm nay, chúng tôi về quê sẽ vui vì có lương, thưởng đầy đủ. Tôi hy vọng qua những năm sau, công ty sẽ duy trì được phúc lợi cho công nhân như vậy người lao động sẽ cố gắng đồng hành cùng công ty”, chị Vân cho hay.

Cố gắng chăm lo, giữ chân lao động

Năm 2023, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng thời điểm này, đa số doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì lương, thưởng Tết cho công nhân.

Đến nay, đã có hơn 1.000 doanh nghiệp ở Bình Dương có kế hoạch thưởng Tết cho công nhân, trong đó, thưởng Tết Dương lịch trung bình khoảng 850.000 đồng/người, thấp nhất là 200.000 đồng/người. Có trường hợp lao động giỏi được thưởng 71 triệu đồng.

Thưởng Tết Nguyên đán, trung bình doanh nghiệp thưởng 1 tháng lương cơ bản, tương đương khoảng 6,5-6,8 triệu đồng/người, thấp nhất là 4,68 triệu đồng/người. Doanh nghiệp thưởng cao nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 366 triệu đồng/người.

Ông Nguyễn Minh Trung, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Tekcom ở TP. Tân Uyên cho biết, dù khó khăn nhưng công ty không cắt giảm lao động mà nỗ lực tìm việc làm để tất cả đều có việc. Tết năm nay, Ban Giám đốc công ty cố gắng duy trì thưởng tháng 13 và tặng quà tri ân người lao động.

“Theo tình hiện tại không chỉ Tekcom mà nhiều đơn vị khác cũng rất giảm nhưng với tinh thần của ban lãnh đạo, ban chấp hành công ty là cố tạo mọi công việc, kiếm đơn hàng dù rất nhỏ cũng nhận về để duy trì việc làm cho người lao động. Riêng bản thân tôi kỳ vọng, năm 2024 những sự kiện của thế giới, cũng như chiến tranh sẽ tạm dừng, các công ty khôi phục trở lại để tạo đơn hàng giúp cho người lao động và bản thân có công ăn việc làm ổn định", ông Nguyễn Minh Trung cho biết.

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, tỉnh Bình Dương cũng lên kế hoạch hỗ trợ công nhân lao động gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tỉnh sẽ trích ngân sách hỗ trợ 47.700 suất quà cho công nhân, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng. 

Ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng Ban Dân Vận tỉnh Bình Dương chia sẻ, Bình Dương có được như ngày hôm nay có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ công nhân lao động. Trong từng bước phát triển, tỉnh luôn có nhiều chính sách đảm bảo việc làm, đời sống, an sinh cho người lao động để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Tỉnh dành nguồn lực xây dựng nhà ở xã hội để từng bước nâng cấp cuộc sống cho công nhân.

 “Bình Dương là một trong những địa phương xây dựng rất nhiều dự án nhà ở xã hội với mong muốn những người lao động từ các nơi đến có điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội, để ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài. Mong muốn công đoàn các cấp, công nhân lao động có những hiến kế, đề xuất xây dựng chính sách đối với công nhân và hiến kế cho tỉnh Bình Dương phát triển toàn diện”, ông Bùi Thanh Nhân nói.

Bên cạnh những phần quà từ ngân sách tỉnh, năm nay, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cũng hỗ trợ vé tàu xe cho 1.000 công nhân khó khăn không có điều kiện về quê ăn Tết được quê sum họp với gia đình. Đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân đồng hành, chia sẻ với những trường hợp khó khăn để người lao động có một cái Tết đầm ấm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giữ chân người tài, giữ chân người lao động: Doanh nghiệp làm gì?
Giữ chân người tài, giữ chân người lao động: Doanh nghiệp làm gì?

VOV.VN - Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, họ đã và đang nỗ lực xây dựng ngân hàng thành ngôi nhà hạnh phúc, nơi mà CBNV ngoài công việc hằng ngày còn có thể cảm nhận được niềm vui và giá trị của cuộc sống

Giữ chân người tài, giữ chân người lao động: Doanh nghiệp làm gì?

Giữ chân người tài, giữ chân người lao động: Doanh nghiệp làm gì?

VOV.VN - Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, họ đã và đang nỗ lực xây dựng ngân hàng thành ngôi nhà hạnh phúc, nơi mà CBNV ngoài công việc hằng ngày còn có thể cảm nhận được niềm vui và giá trị của cuộc sống

Nhiều doanh nghiệp Tiền Giang nỗ lực “giữ chân” người lao động
Nhiều doanh nghiệp Tiền Giang nỗ lực “giữ chân” người lao động

VOV.VN - Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang gặp nhiều khó khăn, nhất là giảm đơn hàng, giảm giá do suy thoái toàn cầu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra không có. Các doanh nghiệp đang "gồng mình" duy trì sản xuất để tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động.

Nhiều doanh nghiệp Tiền Giang nỗ lực “giữ chân” người lao động

Nhiều doanh nghiệp Tiền Giang nỗ lực “giữ chân” người lao động

VOV.VN - Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang gặp nhiều khó khăn, nhất là giảm đơn hàng, giảm giá do suy thoái toàn cầu. Chi phí đầu vào tăng, đầu ra không có. Các doanh nghiệp đang "gồng mình" duy trì sản xuất để tạo việc làm ổn định cho công nhân lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2023, các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn cao.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2023, các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn cao.

Thưởng Tết là cách để giữ chân người lao động
Thưởng Tết là cách để giữ chân người lao động

VOV.VN - Năm nay, các doanh nghiệp dù rất khó khăn, nhưng đều có phương án, dù ít dù nhiều sẽ có thưởng Tết cho người lao động để tri ân sau 1 năm "đồng cam cộng khổ”. Mức thưởng Tết sẽ theo khả năng chi trả của mỗi doanh nghiệp.

Thưởng Tết là cách để giữ chân người lao động

Thưởng Tết là cách để giữ chân người lao động

VOV.VN - Năm nay, các doanh nghiệp dù rất khó khăn, nhưng đều có phương án, dù ít dù nhiều sẽ có thưởng Tết cho người lao động để tri ân sau 1 năm "đồng cam cộng khổ”. Mức thưởng Tết sẽ theo khả năng chi trả của mỗi doanh nghiệp.