Cước phí vận tải biển tăng, doanh nghiệp "gồng mình" vượt khó

VOV.VN - 6 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của TP.HCM ước đạt hơn 22,5 tỷ USD, tăng 13 % so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện nay cước phí vận tải biển tăng cao, trong đó giá cước vận tải container từ khu vực châu Á đi châu Âu và Bắc Mỹ đã tăng gấp 2- 3 lần so với thời điểm cuối tháng 4.


Cùng với đó là việc khó lấy được booking đặt chỗ trên tàu để xuất hàng, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp của TP.HCM đang phải "gồng mình" giảm lợi nhuận, tiết kiệm chi phí sản xuất và tìm nhiều cách để vượt qua khó khăn này.

Chuyển hướng xuất khẩu

Công ty TNHH Cơ khí Duy Khanh ở Khu công nghệ cao TP.HCM chuyên xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chính xác cho chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện, điện tử. Doanh nghiệp có nhiều lô hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Đầu năm nay, khi cước phí vận tải biển bắt đầu tăng, doanh nghiệp này đã tìm cách đàm phán với khách hàng để tách riêng chi phí logistics ra khỏi gói hàng hóa.

Tuy nhiên, việc này không dễ dàng. Hiện nay, doanh nghiệp vừa đối mặt với cước phí vận chuyển tăng và chi phí sản xuất tăng. Trong khi đó, giá bán hàng giảm khoảng 2% nên doanh nghiệp phải tiết giảm tối đa chi phí sản xuất và chuyển sang xuất khẩu tại chỗ cho các doanh nghiệp FDI sản xuất tại Việt Nam.

Doanh nghiệp cũng "gồng" lên để giảm chi phí, giảm giá giữ được đơn hàng. Để giữ doanh số, giữ được sản xuất doanh nghiệp buộc phải giảm rất nhiều thứ. Nguyên liệu đầu vào nhập khẩu vật tư, điện, lượng công nhân tăng… nhiều thứ đều tăng. Còn nhà nhập khẩu mua hàng trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì giá mua hàng họ đặt tiêu chí từ đầu là giảm chứ không tăng.

Đa dạng hóa thị trường để bớt khó khăn

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Thành phố thì càng khó khăn hơn, khi Mỹ là 1 trong những thị trường chủ yếu của doanh nghiệp. Ngành hàng này, nhà nhập khẩu trả chi phí vận tải biển. Tuy nhiên, khi cước phí vận chuyển tăng quá cao thì nhà nhập khẩu phải tìm cách đàm phán lại giá cước với các hãng tàu hoặc tìm đơn vị vận tải tốt hơn và lùi thời hạn nhận hàng. Vì vậy, một số doanh nghiệp chế biến gỗ đang gặp khó khăn, nhất là doanh nghiệp tiềm lực tài chính không mạnh, do trước đây, doanh nghiệp sản xuất xong là giao hàng ngay, giờ thì có khi nhà nhập khẩu trì hoãn, chậm nhận hàng hơn 1 tháng.

Trước tình hình này, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HaWa) cho biết: "Doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường, nếu tập trung một thị  trường khi có biến động thì rất khó. Doanh nghiệp luôn có những kế hoạch linh hoạt để ứng phó trong ngắn hạn  với những thay đổi đột ngột và lúc nào chuẩn bị nguồn lực lao động cho tốt, vì giá nhân công sẽ tăng".

Mỗi năm, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lốp cao su xe ô tô sang Mỹ hơn 2 tỷ USD. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến cao su -nhựa xuất khẩu sang thị trường này cũng khó khăn do cước phí tăng nhưng không thể tăng giá bán.

Trước khó khăn này, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa cao su TP.HCM kiến nghị: "Doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí sản xuất để tồn tại. Chúng tôi kiến nghị trước khó khắn của doanh nghiệp trong giai đoạn này, ngành sản xuất cao su trong nước đang khó khăn, Nhà nước nên hoàn thuế nhanh hơn để doanh nghiệp có dòng tiền nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh tốt hơn để có thể tồn tại và phát triển được".

Hiện nay, ngoài sử dụng dịch vụ vận tải biển truyền thống thì một số doanh nghiệp phải xoay xở bằng cách chuyển sang tìm nhiều nhà cung cấp dịch vụ này trên sàn logistics quốc tế như phaata.com để  tìm dịch vụ tốt hơn, giá cạnh tranh hơn. Với hơn 1.300 gian hàng các công ty logistics trên Phaata.com hiện nay, các chủ hàng có thể dễ  tiếp cận được các nhà cung cấp mới phù hợp hơn, có giá cước tốt hơn và giúp tối ưu chi phí cho từng lô hàng. 

Trước những khó khăn, doanh nghiệp cần phải chủ động, linh hoạt và đa dạng hóa thị trường, do hiện nay Việt Nam chưa thể làm chủ sân chơi logistics mà còn phụ thuộc nhiều vào các hãng tàu nước ngoài.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cước phí vận tải biển tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu đuối sức
Cước phí vận tải biển tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu đuối sức

VOV.VN - DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ đây lại đối mặt với thách thức cước phí vận tải biển tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN quy mô nhỏ.

Cước phí vận tải biển tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu đuối sức

Cước phí vận tải biển tăng sốc, doanh nghiệp xuất khẩu đuối sức

VOV.VN - DN xuất khẩu vừa trải qua 1 năm khó khăn về thị trường thì giờ đây lại đối mặt với thách thức cước phí vận tải biển tăng, làm cho nhiều DN càng đuối sức, nhất là DN quy mô nhỏ.

Vận tải biển suy giảm, cảng biển đối diện áp lực cạnh tranh
Vận tải biển suy giảm, cảng biển đối diện áp lực cạnh tranh

VOV.VN - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, trong thời gian tới sẽ triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch Huyện, Liên Chiểu và Cần Giờ, đầu tư phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics để tăng sức cạnh tranh.

Vận tải biển suy giảm, cảng biển đối diện áp lực cạnh tranh

Vận tải biển suy giảm, cảng biển đối diện áp lực cạnh tranh

VOV.VN - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, trong thời gian tới sẽ triển khai đầu tư đồng bộ hệ thống cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch Huyện, Liên Chiểu và Cần Giờ, đầu tư phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics để tăng sức cạnh tranh.

Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận tải, DN lâm vào cảnh “cá nằm trên thớt”
Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận tải, DN lâm vào cảnh “cá nằm trên thớt”

VOV.VN - Căng thẳng Biển Đỏ đã gây tác động xấu đối với ngành vận tải biển cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhất là thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận tải, DN lâm vào cảnh “cá nằm trên thớt”

Căng thẳng Biển Đỏ làm tăng cước vận tải, DN lâm vào cảnh “cá nằm trên thớt”

VOV.VN - Căng thẳng Biển Đỏ đã gây tác động xấu đối với ngành vận tải biển cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhất là thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.