Cuối năm, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng đỏ mắt tìm lao động

VOV.VN - Dịp cuối năm, đơn hàng tăng cao nên nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng tăng cường tuyển dụng lao động với mức lương hấp dẫn cùng nhiều chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đang gặp không ít khó khăn.


Công ty TNHH Daiwa Việt Nam 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, đóng tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ thể thao câu cá giải trí. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất dịp cuối năm, doanh nghiệp này thông báo tuyển dụng 300 lao động tại các bộ phận sản xuất với mức lương từ 6 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Dù nhiều lần đăng thông báo tuyển dụng qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội nhưng số lượng lao động không đáp ứng nhu cầu.

Theo ông Nguyễn Văn Phu, Giám đốc Công ty TNHH DaiwaViệt Nam, dịp cuối năm, Công ty nhận số lượng đơn hàng rất lớn, thậm chí đã có hợp đồng của năm 2025 nhưng khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là thiếu nguồn lao động.

Để thu hút người lao động, Công ty TNHH Dawa Việt Nam đã rút ngắn và đơn giản hóa các điều kiện, quy trình tuyển dụng. Theo đó, thay vì nộp hồ sơ như trước đây, người lao động có thể gửi số điện thoại và căn cước công dân qua zalo cho bộ phận tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ chủ động liên hệ để phỏng vấn, giúp người lao động nhận việc ngay.

Ông Nguyễn Văn Phu, Giám đốc Công ty TNHH Daiwa Việt Nam, ở Khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng chia sẻ: “Đơn hàng cuối năm tăng, đặt hàng nhiều. Để kịp đơn hàng xuất cho khách hàng thì đòi hỏi chúng ta phải tăng ca mới đảm bảo lượng hàng xuất được. Để giữ chân người lao động, Công ty có chính sách ưu đãi đối với lao động làm lâu năm thì lương càng cao, hỗ trợ về mặt chuyên cần, một năm lao động không nghỉ ngày nào cũng được thưởng. Đó là những chính sách để thu hút người lao động. Công ty TNHH Daiwa Việt Nam có 3.500 lao động hoạt động, mỗi năm, Công ty sản xuất 3 triệu sản phẩm xuất khẩu qua các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc. Tổng doanh thu doanh thu 60 triệu USD”.

Thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp rất lớn bởi lượng đơn hàng tăng, nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất các đơn hàng Tết, đơn hàng xuất khẩu. 

Ông Hồ Việt Dũng, Phó Trưởng phòng Phóng Tổ chức Hành chính, Công ty Cổ phần Cơ điện miền Trung ở Khu Công nghiệp Hòa Cầm, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cho biết, hiện tại, Công ty có nhu cầu tuyển gần 100 lao động vào các vị trí việc làm như: Thợ hàn, thợ cơ khí, thợ điện và sửa chữa ô tô với mức lương từ 8 đến 12 triệu đồng/người/tháng để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

“Cuối năm, Công ty có nhiều đơn hàng và dự án nên công ty cũng cần tìm nhân lực, nguồn lao động có tay nghề nhưng lại gặp rất khó khăn. Công ty đã liên hệ các Trung tâm đào tạo tại thành phố Đà Nẵng và đăng tin tuyển dụng lao động tại các trang web nhưng vẫn chưa tuyển dụng được số lao động. Mặc dù đã đưa ra nhiều chế độ phúc lợi như hỗ trợ đóng bảo hiểm, hỗ trợ tiền ăn ca và mức lương đảm bảo cho người lao động. Tuy nhiên đến nay nguồn nhân lực đầu vào rất khó” - ông Dũng bày tỏ.

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần tuyển hơn 30.000 lao động phổ thông nhưng chỉ mới tuyển dụng hơn 4 ngàn người. Các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động thường xuyên với số lượng lớn, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Đáng chú ý, phần lớn lao động trẻ hiện nay có xu hướng làm công việc tự do nên doanh nghiệp khó tuyển dụng. Cùng với đó, một phần lao động mất việc làm sau dịch bệnh cũng tìm kiếm được công việc tự do về thời gian, thu nhập tốt như: bán hàng qua mạng, kinh doanh nhỏ, tài xế công nghệ, shipper hoặc xuất khẩu lao động nên không mặn mà trở lại nhà máy, xí nghiệp.

Ông Nguyễn Thanh Diệp, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Đà Nẵng cho biết: “Cuối năm, doanh nghiệp vẫn tuyển lao động nhưng số lao động đến không nhiều, ảm đạm, chủ yếu là lao động trung niên, số lao động trẻ ít, số trẻ hiện nay có xu hướng muốn tự lập, kinh doanh tự do. Chúng tôi tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm di động, phối hợp với các quận, huyện đi xuống tận các phường, tổ dân phố tuyên truyền di động nhưng ít người tham gia, người lao động không mặn mà. Trước đây số lượng lao động ngoại tỉnh đến đăng ký nhiều nhưng hiện nay rất ít”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp cần chủ động nguyên vật liệu nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu
Doanh nghiệp cần chủ động nguyên vật liệu nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu

VOV.VN - Sau bầu cử Tổng thống ở Mỹ vừa qua, nhiều doanh nghiệp dệt ngành may ở TP.HCM lo ngại có sự thay đổi về chính sách thuế khiến sản xuất hàng dệt may dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, mang đến nhiều thách thức cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần chủ động nguyên vật liệu nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu

Doanh nghiệp cần chủ động nguyên vật liệu nội địa cho hàng dệt may xuất khẩu

VOV.VN - Sau bầu cử Tổng thống ở Mỹ vừa qua, nhiều doanh nghiệp dệt ngành may ở TP.HCM lo ngại có sự thay đổi về chính sách thuế khiến sản xuất hàng dệt may dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, mang đến nhiều thách thức cạnh tranh.

Áp thuế GTGT phân bón, cần tính cả yếu tố tác động người dân và doanh nghiệp
Áp thuế GTGT phân bón, cần tính cả yếu tố tác động người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước là Hiệp hội phân bón Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thuế tiếp tục đề xuất cần có sự điều chỉnh theo hướng đưa từ diện không chịu thuế GTGT về diện chịu thuế GTGT 5%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước.

Áp thuế GTGT phân bón, cần tính cả yếu tố tác động người dân và doanh nghiệp

Áp thuế GTGT phân bón, cần tính cả yếu tố tác động người dân và doanh nghiệp

VOV.VN - Đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước là Hiệp hội phân bón Việt Nam và nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thuế tiếp tục đề xuất cần có sự điều chỉnh theo hướng đưa từ diện không chịu thuế GTGT về diện chịu thuế GTGT 5%, nhằm hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước.

ĐBQH lo doanh nghiệp “chơi vơi” khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn
ĐBQH lo doanh nghiệp “chơi vơi” khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn

VOV.VN - Thảo luận tổ về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số các ý kiến nhất trí tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá… Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề xuất phải cân nhắc lộ trình cụ thể.

ĐBQH lo doanh nghiệp “chơi vơi” khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn

ĐBQH lo doanh nghiệp “chơi vơi” khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn

VOV.VN - Thảo luận tổ về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số các ý kiến nhất trí tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá… Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề xuất phải cân nhắc lộ trình cụ thể.