Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng trưởng mạnh

VOV.VN -Trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn thực tế đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 162%.

Với sự nỗ lực từ 2 phía, hợp tác kinh tế Trung Quốc - Việt Nam đã đạt được bước tiến lớn.  Lĩnh vực thương mại đầu tư có nhiều điểm sáng và đạt được nhiều thành quả. Thương mại Trung - Việt tăng trưởng trong 9 năm liên tiếp. Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Trung Việt vẫn giữ được tốc độ phát triển nhanh, ổn định. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai nước đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trên cơ sở này, đến tháng 4/2013, kim ngạch thương mại 2 nước đã đạt đến 19 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Hứa Khải Tùng- Tham tán Kinh tế thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) ảnh V.H

Trao đổi với VOV online trước thềm Hội chợ triển lãm quốc tế ASEAN-Trung Quốc sẽ diễn ra vào đầu tháng 9 tới, ông Hứa Khải Tùng – Tham tán Kinh tế thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) cho rằng: “Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và còn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn, hợp tác kinh tế 2 nước vẫn phát triển mạnh mẽ và giành được nhiều thành quả là điều đáng mừng”.

PV: Để đảm bảo cho tăng trưởng bền vững, các doanh nghiệp hai nước đã hướng mạnh đến đầu tư, thay vì chỉ đơn thuần quan hệ thương mại như trước đây. Ông đánh giá thế nào về tình hình đầu tư của các DN Trung Quốc vào Việt Nam?

Ông Hứa Khải Tùng: Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, cho dù tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mới chỉ ở mức con số mở đầu.

Theo thống kê của phía Việt Nam, có khoảng 900 nhà đầu tư Trung Quốc, tổng đầu tư khoảng 5 tỷ USD, nhưng tốc độ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam rất mạnh mẽ.

Theo thống kê của Trung Quốc, năm 2012, lượng nhà đầu tư mới đầu tư vào Việt Nam tăng 147%. Trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng vốn thực tế đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư khu thương mại Hải Phòng- Thâm Quyến tại TP Hải Phòng, hay khu công nghiệp Long Giang tại tỉnh Tiền Giang. Các khu thương mại, công nghiệp này đang được tích cực được xây dựng.

Tôi tin tưởng rằng cùng với việc hoàn thiện các khu công nghiệp này sẽ thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư. Nhân cơ hội này tôi cũng hi vọng rằng chính phủ Việt Nam, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương tạo điều kiện, chung tay góp sức cùng phía doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng các khu thương mại, công nghiệp này.

Ngoài ra các doanh nghiệp Trung Quốc còn đàm phán một loạt các dự án đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi tin tưởng trong tương lai không xa mức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam sẽ được nâng lên.

PV: Còn với những DN Trung Quốc đã đầu tư, làm ăn tại Việt Nam thì sao thưa ông?

Ông Hứa Khải Tùng: Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam cũng đã có được một số điểm sáng. Họ đã rất chú trọng đến việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội tại Việt Nam, cùng chia sẻ các lợi ích, thành quả đã đạt được với địa phương.

Theo thống kê sơ bộ, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người dân địa phương. Các doanh nghiệp Trung Quốc còn tích cực triển khai nhiều hoạt động công ích như quyên góp, khuyến học, xây cầu, làm đường, hỗ trợ thiên tai, dưỡng lão… Điều đáng quan tâm là có những doanh nghiệp Trung Quốc với qui mô còn rất nhỏ, cũng có những doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản vẫn chưa có doanh thu mà vẫn rất tích cực hòa nhập với cộng đồng địa phương, coi lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội tại địa phương là một. Lực lượng DN này đã góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

PV: Ông đánh giá thế nào về tiềm năng hợp tác đầu tư tại Việt Nam?

Ông Hứa Khải Tùng: Việt Nam là một nước đang phát triển, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Sự phát triển nhanh về kinh tế đã tạo điều kiện tốt cho việc hợp tác kinh tế giữa hai nước. Điều kiện tự nhiên thuận lợi của Việt Nam là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế, nó cũng mang lại một môi trường tốt cho hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi, đây là cầu nối giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều kiện tự nhiên ở Việt Nam cũng rất tốt cho việc phát triển ngành nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp. Dân số Việt Nam nằm trong top đầu của ASEAN với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm trên 50% dân số… Những nhân tố này không chỉ mang lại điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế bền vững, mà còn là điều kiện tốt thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc cùng doanh nghiệp Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế thương mại.

Ngoài ra, trong nhiều năm trở lại đây Việt Nam đã thực hiện chính sách cải cách mở cửa, xã hội phát triển ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ. GDP năm 2001 đến năm 2010, hàng năm tăng 7%. Cho dù từ 2012 chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng GPD của Việt Nam vẫn tăng trên 5%. Năm 2012, xuất khẩu lúa gạo đạt 7 triệu tấn, lượng xuất khẩu các sản phẩm trọng yếu như hồ tiêu, café, hạt điều.. đều đứng hàng đầu thế giới. Có thể nói tiềm lực phát triển kinh tế của Việt Nam rất lớn.

Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, văn hóa tương đồng, thể chế gần giống nhau chính là ưu thế lớn nhất trong hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế - xã hội.

KCN Long Giang - biểu tượng về hợp tác đầu tư Việt Nam-Trung Quốc (ảnh V.H)

PV: Vậy hai nước đã và sẽ làm gì để thúc đẩy hiệu quả quan hệ đầu tư-thương mại?

Ông Hứa Khải Tùng: Trong những năm gần đây, với sự cố gắng chung của chính phủ hai nước, doanh nghiệp hai nước, hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng đã giành được những thành quả đáng hoan nghênh.

Tháng 4 năm 2013, hai nước đã ký kết “Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản”. Bản ghi nhớ này nhằm tăng cường sự hợp tác thương mại về hàng nông sản, đảm bảo cho ngành này phát triển ổn định, lành mạnh, có tác dụng khích lệ doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh qua con đường chính ngạch.

Tôi tin rằng, sau khi bản ghi nhớ này được ký kết sẽ thúc đẩy qui mô hợp tác thương mại hàng nông sản giữa hai nước. Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực mà hai nước đều rất quan tâm, và cũng là lĩnh vực mà hai nước đều có những đặc sắc riêng, có thể bổ trợ cho nhau. Điều này sẽ có tác dụng thúc đẩy toàn diện sự phát triển kinh tế thương mại của hai nước.

Ngoài ra, trong tháng 5/2013, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã ký kết “Danh mục dự án hợp tác trọng điểm qui hoạch phát triển 5 năm kinh tế thương mại hai nước”. Danh mục này đã đưa ra được những chỉ dẫn chính sách cho hai nước trong quá trình triển khai những dự án trọng điểm, qui mô lớn, đa lĩnh vực.

Có thể nói sau khi ký kết danh mục này, doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện hơn để thúc đẩy việc triển khai các dự án hợp tác qui mô lớn. Chúng tôi cũng sẵn sàng nỗ lực, cùng phía Việt Nam thúc đẩy hợp tác, nâng cao chất lượng, qui mô hợp tác.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung
Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

VOV.VN -Giải pháp này góp phần đưa kim ngạch hai nước năm 2015 lên 60 tỷ USD, đồng thời thu hẹp nhập siêu.

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

Lành mạnh buôn bán biên giới Việt-Trung

VOV.VN -Giải pháp này góp phần đưa kim ngạch hai nước năm 2015 lên 60 tỷ USD, đồng thời thu hẹp nhập siêu.

Đầu tư ra nước ngoài: Chú trọng các nước có biên giới gần
Đầu tư ra nước ngoài: Chú trọng các nước có biên giới gần

VOV.VN-Đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đạt khoảng 17 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 4 tỷ USD.

Đầu tư ra nước ngoài: Chú trọng các nước có biên giới gần

Đầu tư ra nước ngoài: Chú trọng các nước có biên giới gần

VOV.VN-Đến nay, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đạt khoảng 17 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 4 tỷ USD.

Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Trung thăm Trung Quốc
Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Trung thăm Trung Quốc

VOV.VN-Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc Trung Quốc Tô Vinh đánh giá cao các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt-Trung.

Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Trung thăm Trung Quốc

Đoàn đại biểu Hội Hữu nghị Việt-Trung thăm Trung Quốc

VOV.VN-Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc Trung Quốc Tô Vinh đánh giá cao các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt-Trung.

XK gạo đạt 2,05 tỷ USD,Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất
XK gạo đạt 2,05 tỷ USD,Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất

VOV.VN -Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm và ở mức thấp, giá bình quân 7 tháng đầu năm chỉ là 438,49 USD/tấn

XK gạo đạt 2,05 tỷ USD,Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất

XK gạo đạt 2,05 tỷ USD,Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất

VOV.VN -Giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm và ở mức thấp, giá bình quân 7 tháng đầu năm chỉ là 438,49 USD/tấn