ĐBSCL: Phát huy mối liên kết kinh tế vùng

VOV.VN - Vấn đề liên kết vùng ĐBSCL đã được đề cập từ lâu, song chưa có những quy định, chế tài, cơ chế, chính sách cụ thể.

ĐBSCL có lợi thế rất lớn về sản xuất lúa gạo, nông thủy sản. Thế nhưng hiện nay tình trạng được mùa, mất giá lại xảy ra thường xuyên. Trong đó, một trong những mấu chốt được xác định là việc liên kết chưa chặt chẽ nên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm triệt tiêu tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của toàn vùng. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết và tìm tiếng nói chung để phát triển đi lên là đòi hỏi bức bách nhất của vùng châu thổ Cửu Long.

ĐBSCL không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản của quốc gia mà còn là “trụ cột” cho nền nông nghiệp cả nước. Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, trong suốt 27 năm qua khi cả nước luôn nhập siêu, thì  ĐBSCL liên tục xuất siêu nhờ sự đóng góp từ các mặt hàng nông sản chủ lực. Riêng trong năm vừa qua, khu vực này đóng góp đến 90% lượng gạo xuất khẩu, cung cấp 70% lượng trái cây, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Thế nhưng, vẫn còn đó nhiều hạn chế khiến cả vùng chưa thể phát huy tối đa lợi thế này. Vấn đề liên kết vùng đã được đặt ra trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất lúa gạo, cá tra, trái cây, đến du lịch và cả ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng đến nay nhiều chủ trương liên kết vẫn còn là ý tưởng. Do vậy, trước những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp thì việc liên kết vùng ĐBSCL chính là xu hướng tất yếu và cũng đang là vấn đề mang tính chiến lược dài hạn. Các địa phương phải có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ từ việc quy hoạch, đầu tư, đào tạo nhân lực đến việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

Ở một khía cạnh khác, ĐBSCL được xem là vùng trọng điểm sản xuất nông sản nhưng trên bình diện chung, vấn đề liên kết giữa các địa phương có cùng ưu thế còn rất lỏng lẻo. Tình trạng được mùa mất giá, bị nước ngoài ép giá diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, việc liên kết phải được xem là giải pháp mấu chốt cho phát triển, phải được đặt trong bối cảnh, lợi thế và tầm cao mới, nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Ảnh: Xuân Tuyến/Chinhphu.vn

Tại hội nghị “Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL” do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức mới đây, một lần nữa vấn đề liên kết giữa các địa phương vùng ĐBSCL trên nhiều lĩnh vực tiếp tục được đặt ra. Theo định hướng xây dựng Quy chế Liên kết vùng giai đoạn 2013-2020, liên kết vùng được thể hiện với hai hình thức chính là liên kết bắt buộc và liên kết tự nguyện.

Liên kết bắt buộc đối với những lĩnh vực, những dự án, đề án có tác động đến lợi ích chung toàn vùng, tiểu vùng hoặc liên tỉnh, như: phát triển hạ tầng giao thông; phát triển hạ tầng phục vụ chống lũ, thoát lũ, đê bao ngăn mặn, chống thủy triều dâng…, trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản... Liên kết tự nguyện đối với những lĩnh vực, đề án, dự án ít tác động hoặc tác động trong phạm vi một địa phương, một khu vực nhỏ, không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của toàn vùng hoặc tiểu vùng.

Qua các mối liên kết như vậy nhằm góp phần tạo sự phát triển chung cho cả ĐBSCL. Các địa phương cũng nhất trí chọn Ban chỉ đạo Tây Nam bộ làm “nhạc trưởng” gắn kết giữa các địa phương trong vùng. 

Ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ khẳng định: “Cũng có cái khó là quyền lợi của từng địa phương tính thế nào. Thế nhưng nếu liên kết tốt, tinh thần hợp tác tốt sẽ góp phần giải quyết được nhiều vấn đề ở các địa phương”.

Vấn đề liên kết vùng ĐBSCL đã được đề cập từ lâu, song chưa có những quy định, chế tài, cơ chế, chính sách cụ thể. Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các địa phương trong khu vực hoàn thiện cơ chế liên kết vùng để trình Chính phủ phê duyệt trong tháng 8 tới. Hy vọng từ cơ sở này sự liên kết sẽ được cụ thể hoá trên từng lĩnh vực của đời sống để đưa ĐBSCL vươn lên hội nhập và phát triển trong giai đoạn mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra
ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tỉnh ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra.

ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra

ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tỉnh ĐBSCL cần phát triển bền vững thương hiệu lúa và cá tra.

Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL
Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL

(VOV) -Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng quy chế liên kết là ĐBSCL liên kết lại thành một thể thống nhất.

Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL

Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL

(VOV) -Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng quy chế liên kết là ĐBSCL liên kết lại thành một thể thống nhất.

Phát triển kinh tế ĐBSCL ổn định bền vững
Phát triển kinh tế ĐBSCL ổn định bền vững

(VOV) - Các địa phương tập trung thực hiện tháo gỡ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, gắn với xử lý nợ xấu.

Phát triển kinh tế ĐBSCL ổn định bền vững

Phát triển kinh tế ĐBSCL ổn định bền vững

(VOV) - Các địa phương tập trung thực hiện tháo gỡ sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, gắn với xử lý nợ xấu.