Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL

(VOV) -Mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng quy chế liên kết là ĐBSCL liên kết lại thành một thể thống nhất.

Thời gian qua, phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có bước phát triển, đời sống người dân được nâng lên một bước. Tuy nhiên, trên tổng thể, lợi thế của vùng, nhất là lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn phát triển rời rạc, thiếu bền vững. Chính vì vậy, Hội nghị Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL diễn ra chiều nay (17/7) do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức mang tính chất quan trọng, qua đó, thúc đẩy mối liên kết của vùng ngày càng đi vào chiều sâu. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị quan trọng này.

Thống nhất từ hội nghị Xây dựng quy chế liên kết vùng ĐBSCL cho thấy, mục tiêu quan trọng nhất của việc xây dựng quy chế liên kết vùng là làm sao để toàn vùng ĐBSCL liên kết lại thành một thể thống nhất, có tiếng nói và hành động chung về các lĩnh vực liên quan đến vùng để tập trung vào thực hiện các nội dung liên kết theo từng bước đi từ thấp đến cao, từ những mục tiêu chủ yếu, cấp bách đến toàn diện.

Ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhất trí phải có liên kết vùng, theo vùng trọng điểm - ví dụ như lúa gạo thì có những tỉnh mang tính chi phối như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp...

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng thời gian qua, việc liên kết đã được thực hiện trong vùng. Tuy nhiên, so với yêu cầu mong muốn thì tính liên kết chưa được cao. Trong bối cảnh mới, việc liên kết lỏng lẻo sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn, sức cạnh tranh sẽ không cao.

Chính vì vậy, theo mong muốn của các địa phương thì việc xây dựng mối liên kết vùng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của toàn vùng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Cùng với liên kết nội vùng với nhau thì toàn vùng ĐBSCL trở thành một thể thống nhất hướng đến liên kết ngoài vùng với TP HCM, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và các vùng khác trong cả nước...

Trong đó, liên kết giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL để xây dựng thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hiện đại, công nghiệp và dịch vụ phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đóng góp ngày một tích cực cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Liên kết trên cơ sở "lấy thế mạnh bù thế yếu" và hướng đến tối đa hoá lợi ích toàn vùng, đồng thời hạn chế cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong vùng.

Riêng về vấn đề tổ chức, bộ máy, Phó Thủ tướng thống nhất lấy bộ máy con người của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm trung tâm điều phối để thực hiện các công việc chung của liên kết vùng. Trong đó, các Bộ, ngành và địa phương sẽ có sự phối hợp chặt để sự liên kết vùng đạt hiệu quả như mong muốn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế
Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế

Theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh ứng dụng KHKT trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL.

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế

Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế

Theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh ứng dụng KHKT trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng phục vụ phát triển bền vững ĐBSCL.

Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu môi trường đầu tư
Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu môi trường đầu tư

(VOV) -Theo PCI 2012, ĐBSCL có 6 tỉnh nằm trong top 10 tỉnh thành có chất lượng điều hành tốt nhất. Trong đó Đồng Tháp giữ vị trí quán quân

Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu môi trường đầu tư

Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu môi trường đầu tư

(VOV) -Theo PCI 2012, ĐBSCL có 6 tỉnh nằm trong top 10 tỉnh thành có chất lượng điều hành tốt nhất. Trong đó Đồng Tháp giữ vị trí quán quân