Dệt may và da giày hóa giải những thách thức để thích ứng với thị trường

VOV.VN - Lãnh đạo ngành dệt may và da giày cho rằng, cần liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định để sớm đáp ứng yêu cầu mới của thị trường và công nghệ…

“Khó khăn” là từ khóa chung của ngành dệt may và da giày Việt Nam trong năm 2023 khi chiến sự nổ ra ở nhiều nơi, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động. Lạm phát tăng tại hai thị trường chủ lực là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khiến sức tiêu thụ sản phẩm đều giảm, kéo theo đơn hàng giảm, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của hai lĩnh vực này đều không đạt theo kế hoạch dự kiến.

Bước sang năm 2024, các dự báo đều cho thấy những hy vọng nền kinh tế thế giới có sự cải thiện, nhất là tại thị trường Mỹ với tín hiệu có thể có 3 đợt cắt giảm lãi suất lên tới 0,75%, đây là động lực thúc đẩy tiêu dùng trở lại. Theo nhận định của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), các quốc gia cạnh tranh gặp nhiều vấn đề về lao động, xung đột vũ trang ở trong nước, trong khi Việt Nam đang là một điểm đến an toàn sẽ là một thuận lợi cho các đơn hàng có khả năng quay lại Việt Nam.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho biết, với cơ sở từ bài học của năm 2023 và các dự báo của năm 2024, Vinatex đặt ra 5 kiên định - kiên trì trong thông điệp năm 2024. Bao gồm kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất - phân phối lớn trên thế giới. Kiên định xây dựng nội tại tập đoàn mục tiêu chiến lược là một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang xanh.

Cùng với đó, Vinatex còn kiên định thực hiện các cam kết và sáng kiến về môi trường, xã hội, quản trị công ty; Kiên trì thực hiện liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định; kiên trì công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới của thị trường và công nghệ.

“Bên cạnh 5 kiên định nói trên, Vinatex tiếp tục phát huy những năng lực mới được xây dựng, phát triển trong năm 2023 là ứng phó một cách chủ động với diễn biến phức tạp của thị trường. Xác định năm 2024 vẫn sẽ là năm nhiều thách thức tiềm ẩn với các DN, đo đó “kiên cường  - dũng cảm - sáng tạo - đoàn kết” sẽ  tiếp tục là từ khoá cho mọi hoạt động của DN trong tình hình mới. Tuy nhiên, các DN dệt may trong nước cũng có những thách thức mới, như tiền lương tối thiểu tăng 6% từ 1/7/2024, giá điện có thể tiếp tục tăng sau khi đã tăng trên 7% năm 2023…”, ông Hiếu bày tỏ.

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày năm 2023 đạt gần 24 tỷ USD, giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù không đạt như kỳ vọng nhưng Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đánh giá, kết quả này là khả quan so với thực tế khó khăn của ngành trong thời gian qua.

Cho biết năm 2024 được dự báo vẫn là năm đầy khó khăn, thách thức với ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Lefaso nhìn nhận, chính sách thương mại tại những thị trường xuất khẩu lớn của ngành da giày đang thay đổi nhanh chóng. Đến thời điểm này, phát triển bền vững không phải là chủ đề mới mẻ, muốn tồn tại và tham gia vào chuỗi cung ứng, bắt buộc các DN sản xuất phải tuân thủ những yêu cầu này. Bên cạnh đó, thách thức tới từ việc các chi phí đầu vào ngày càng gia tăng là sức ép lớn đối với các DN.

“Ngành da giày vẫn có những lợi thế, kỳ vọng phát triển, điều đó thể hiện qua việc ngành da giày cũng tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết. Việt Nam có những chính sách cởi mở để hỗ trợ cho việc phát triển của ngành, cũng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tốt. Đặc biệt, ngành da giày Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu, uy tín tại các thị trường, trong đó có nhiều thị trường lớn, khó tính như Mỹ, EU...”, bà Xuân kỳ vọng.

Phân tích sâu hơn về thách thức cho ngành da giày năm 2024 cũng như những năm tiếp theo, Tổng thư ký Lefaso cho rằng, nếu như trước đây các quy định về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, hiện nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn.

“Thị trường EU đã đưa ra một loạt chính sách mới về sản phẩm sinh thái, cũng như trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, tái chế, đặc biệt yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon... Tất cả những quy định này nhằm tăng chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành. Song những chính sách này tác động tới toàn bộ chuỗi cung ứng, tạo ra thách thức cực kỳ lớn đối với các nhà sản xuất, trong đó có Việt Nam”, bà Phan Thị Thanh Xuân đánh giá.

Do đó theo bà Xuân, để tuân thủ các quy định mới, các DN Việt Nam nói chung và các DN ngành da giày nói riêng phải nâng cấp rất nhiều nhằm củng cố năng lực nội tại. Câu chuyện nâng cấp bắt đầu từ công nghệ, quản lý, tập trung đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động và đặc biệt là phải nắm bắt kịp thời các thông tin.

“Khi có thông tin, DN sẽ có những kế hoạch cụ thể để ứng phó với tình hình thực tiễn. Các DN trong ngành cần chú trọng đến việc xây dựng một bộ phận tuân thủ. Bộ phận này sẽ cập nhật thông tin để DN điều chỉnh và luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng”, bà Phan Thị Thanh Xuân khuyến nghị.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Vinatex: Dệt may Việt Nam đang nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý I/2024
Chủ tịch Vinatex: Dệt may Việt Nam đang nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý I/2024

VOV.VN - Dệt may Việt Nam có triển vọng hơn năm trước khi kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhất định; sự “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ cũng như kinh tế châu Âu và chỉ số lạm phát toàn cầu đang giảm nhanh...

Chủ tịch Vinatex: Dệt may Việt Nam đang nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý I/2024

Chủ tịch Vinatex: Dệt may Việt Nam đang nhìn thấy tín hiệu tốt hơn từ quý I/2024

VOV.VN - Dệt may Việt Nam có triển vọng hơn năm trước khi kinh tế thế giới đã có sự phục hồi nhất định; sự “hạ cánh mềm” của kinh tế Mỹ cũng như kinh tế châu Âu và chỉ số lạm phát toàn cầu đang giảm nhanh...

Dệt may năm 2023 tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm
Dệt may năm 2023 tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm

VOV.VN - Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao, cho mục tiêu đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may là các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Dệt may năm 2023 tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm

Dệt may năm 2023 tồn kho lớn do nhu cầu sụt giảm

VOV.VN - Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là tiến dần lên các phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao, cho mục tiêu đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu dệt may là các sản phẩm mang thương hiệu Việt.

Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024
Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024

VOV.VN - Dệt may Việt Nam đưa ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023 bằng các giải pháp về đầu tư, thị trường, ứng dụng công nghệ, vốn và nguồn nhân lực.

Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024

Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024

VOV.VN - Dệt may Việt Nam đưa ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023 bằng các giải pháp về đầu tư, thị trường, ứng dụng công nghệ, vốn và nguồn nhân lực.

Dệt may bứt phá qua năm khó khăn, dự kiến xuất khẩu 2023 đạt trên 40 tỷ USD
Dệt may bứt phá qua năm khó khăn, dự kiến xuất khẩu 2023 đạt trên 40 tỷ USD

VOV.VN - Năm 2023 ngành dệt may chịu nhiều áp lực, khó khăn và thách thức, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt khoảng trên 40 tỷ USD.

Dệt may bứt phá qua năm khó khăn, dự kiến xuất khẩu 2023 đạt trên 40 tỷ USD

Dệt may bứt phá qua năm khó khăn, dự kiến xuất khẩu 2023 đạt trên 40 tỷ USD

VOV.VN - Năm 2023 ngành dệt may chịu nhiều áp lực, khó khăn và thách thức, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt khoảng trên 40 tỷ USD.

Doanh nghiệp dệt may nhận định sẽ còn tiếp tục khó khăn sang năm 2024
Doanh nghiệp dệt may nhận định sẽ còn tiếp tục khó khăn sang năm 2024

VOV.VN - Doanh nghiệp dệt may vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, hành vi người tiêu dùng thay đổi và cả cạnh tranh về giá từ các quốc gia đối thủ…

Doanh nghiệp dệt may nhận định sẽ còn tiếp tục khó khăn sang năm 2024

Doanh nghiệp dệt may nhận định sẽ còn tiếp tục khó khăn sang năm 2024

VOV.VN - Doanh nghiệp dệt may vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn do sự suy giảm của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, hành vi người tiêu dùng thay đổi và cả cạnh tranh về giá từ các quốc gia đối thủ…