Huyện Phù Yên giải quyết tranh chấp đất theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng

VOV.VN - Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang giải quyết việc tranh chấp đất đai tồn tại nhiều năm nay của công dân bản Bưa Đa, xã Bắc Phong, huyện Phù Yên.

Một số hộ dân tại bản Bưa Đa, xã Bắc Phong, huyện Phù Yên, có đơn gửi Thủ tướng Chính Phủ phản ánh, kiến nghị về một số nội dung liên quan đến vụ việc tranh chấp đất sản xuất với các hộ dân ở xã Kim Bon, huyện Phù Yên. Tranh chấp đất đai của người dân tồn tại nhiều năm nay, các cấp chính quyền đã đối thoại, giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm. 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chỉ đạo (tại Công văn số 5765, ngày 15/7/2020 của Văn phòng Chính phủ) huyện Phù Yên giải quyết dứt điểm tranh chấp của người dân. Kết quả giải quyết vụ việc phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2020.

Trước đó, vào tháng 4/2020, ông Đặng Văn Khìn và một số hộ dân trú tại bản Bưa Đa, xã Bắc Phong có gửi đơn đến Thủ tướng Chính Phủ phản ánh, kiến nghị về một số nội dung liên quan đến vụ việc tranh chấp đất sản xuất giữa các hộ dân bản Bưa Đa với các hộ dân các bản giáp ranh.

Cụ thể, tranh chấp đất sản xuất xảy ra giữa nhân dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon với các hộ dân 4 bản: Bó Mý, Bãi Con, Đá Phổ và Bưa Đa, xã Bắc Phong, cùng huyện Phù Yên. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp là do liên quan đến đường địa giới hành chính 364 của 2 xã Kim Bon và Bắc Phong.

Bản đồ khu vực tranh chấp đất tại Kim Bon và Bắc Phong (chấm đỏ chỉ đường ranh giới 364).

Bản đồ khu vực tranh chấp đất tại Kim Bon và Bắc Phong (chấm đỏ chỉ đường ranh giới 364).

Theo hồ sơ, trước năm 1995, các hộ dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon đã khai phá khu vực đang tranh chấp để trồng lúa nương và ngô; đến năm 1995 thực hiện theo Chỉ thị 364, ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) phân đường địa giới hành chính các cấp, khu vực trên lại thuộc địa giới hành chính của xã Bắc Phong, do đó 4 bản xã Bắc Phong đã yêu cầu nhân dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon chuyển vể canh tác theo đúng đường địa giới đã vạch. Nếu hộ gia đình, cá nhân nào tiếp tục canh tác thì phải đóng phụ thu cho 4 bản xã Bắc Phong theo thỏa thuận giữa các hộ và với cộng đồng bản.

Do các vụ sản xuất năm  2013-2014-2015-2016, nhân dân 4 bản của xã Bắc Phong thay đổi mức đóng phụ thu, nên vào tháng 1 năm 2017, các hộ dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon tự ý đi phát cỏ dọn thực bì dọc tuyến địa giới giữa xã Bắc Phong và xã Kim Bon có chiều dài khoảng 4 km tại khu vực tranh chấp với mục đích là tự phân chia đường địa giới để canh tác sản xuất.

Không nhất trí với việc làm này, nên suốt thời gian qua, nhiều lần nhân dân 4 bản xã Bắc Phong và nhân dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon đã lời qua tiếng lại; có lúc hàng trăm người ở các bản cùng có mặt cãi vã tại khu vực tranh chấp; tháng 5 vừa qua còn xảy ra xô xát, khiến 1 người phải nằm viện, 2 người khác bị thương nhẹ…

Theo ông Ngô Đức Dương, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên, ngay sau khi nắm bắt vụ việc, Ban Thường vụ Huyện Ủy Phù Yên đã thành lập Tổ công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện cũng thành lập Đoàn công tác, Tổ công tác của huyện phối hợp với UBND các xã Kim Bon, Bắc Phong cùng vào cuộc kiểm tra, xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc.

Bản đồ khu vực tranh chấp đất tại Kim Bon và Bắc Phong (chấm đỏ chỉ đường ranh giới 364).

Tổ Công tác xã và huyện giải thích nguồn gốc đất tại khu vực tranh chấp cho người dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon.

 

Theo đó, đã xác định tổng diện tích đất tranh chấp là 176,91 ha, với 216 thửa đất; số tổ chức, hộ gia đình có tranh chấp đất là 160 hộ gia đình, cá nhân và 3 cộng đồng bản.

Cũng theo ông Dương, thời gian qua, các Đoàn công tác và Tổ công tác của huyện đã tích cực phối hợp với chính quyền 2 xã Bắc Phong, Kim Bon tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, hòa giải giữa các bên. Từ sự thỏa thuận, thống nhất trên cơ sở “vừa tình, vừa lý”, huyện, xã và các hộ dân đang tập trung giải quyết theo hướng tôn trọng địa giới mà tinh thần Chỉ thị 364 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định.

Người dân bản Bưa Đa và xã Bắc Phong sẽ cắt 147 ha đất sản xuất dưới vạch địa giới sang cho người dân bản Suối Vạch, xã Kim Bon. Một số hộ dân bản Suối Vạch hiện đang canh tác dưới vạch và nằm ngoài diện tích 147 ha thì sau khi thu hoạch xong vụ sản xuất này phải giao trả đất cho người dân bản Bưa Đa.

Hiện nay, các cấp, ngành chức năng huyện Phù Yên đang tiến hành rà soát, xác định lại từng loại đất ở khu vực tranh chấp, như đất không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng; đất rừng sản xuất được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng; đất rừng phòng hộ được đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng…

Đồng thời, đo đạc thực tế lại toàn bộ diện tích đất tranh chấp, phân loại số lô, số thửa, địa chỉ từng thửa đất, tên các chủ hộ canh tác, số đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được cấp đổi qua các năm, diện tích trên vạch, dưới vạch… Từ đó, có cơ sở để xác định chủ sở hữu của tổ chức, cá nhân cho phù hợp, cũng như làm căn cứ xác định chủ sở hữu lâu dài nhằm hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra.

Nguyên nhân vụ việc kéo dài hơn 3 năm, vì sao đến nay chưa được giải quyết dứt điểm, khiến người dân bức xúc phải gửi đơn đến tận Thủ tướng Chính Phủ phản ánh vụ việc?

Bản đồ khu vực tranh chấp đất tại Kim Bon và Bắc Phong (chấm đỏ chỉ đường ranh giới 364).

Hiện còn 19 hộ dân (khu vực có viền đỏ) bản Suối Vạch, xã Kim Bon chưa đồng thuận với phương án giải quyết của huyện, xã. Chính quyền địa phương đang tiếp tục tuyên tuyền, vận động, thuyết phục để người dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương./.

 

Ông Nguyễn Khắc Ái, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Yên, Tổ trưởng Tổ công tác của huyện hướng dẫn UBND 2 xã Kim Bon và Bắc Phong tổ chức hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai cho biết, do nguồn gốc sử dụng đất đai của các hộ đang tranh chấp có nhiều phức tạp, khó xác định thời điểm sử dụng; việc quản lý hồ sơ về đất đai qua các thời kỳ còn thiếu thống nhất, không đầy đủ cơ sở dữ liệu.

Các văn bản hướng dẫn và việc thông báo, quyết định thu hồi đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để chuyển mục đích sang đất ở nông thôn, đất sản xuất nông nghiệp tại xã Bắc Phong chưa được thực hiện kịp thời… nên để giải quyết dứt điểm không thể một sớm một chiều dù các cấp, ngành, địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt.

“Bây giờ nếu để cơ quan chuyên môn quản lý đất đai một cách chặt chẽ thì Nhà nước nên cấp kinh phí để đo đạc lại toàn bộ bản đồ địa chính để thành lập cơ sở dữ liệu, chứ không nên cứ chắp vá. Như vừa rồi Tổ công tác chúng tôi đi giải quyết tranh chấp trên xã Kim Bon, Bắc Phong thì khi đo đạc kiểm tra lại thì mới thấy có phần đất vẫn chưa được đo đạc” - ông Ái nêu ý kiến.

Trao đổi với VOV, ông Đinh Văn Ưng, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Phong, huyện Phù Yên cho rằng, việc người dân bản Bưa Đa, xã Bắc Phong viết đơn về Trung ương, tới tận Thủ tướng Chính phủ cũng là bất đắc dĩ. Người dân xã nhà chỉ muốn lấy lại phần đất đã được phân định là của mình để canh tác.

Mỗi lần hòa giải, bà con bản Suối Vạch, xã Kim Bon đều nói nhất trí trả lại đất, nhưng đến vụ sản xuất, lại tự ý trồng cấy trên chính diện tích đã thỏa thuận là trả lại, khiến người dân Bưa Đa và các bản lân cận của xã Bắc Phong bức xúc.

Về phần xã Kim Bon, ông Bàn Văn Châu, Chủ tịch UBND xã cho biết, đến thời điểm này, chính quyền xã và phần lớn bà con bản Suối Vạch đã nhất trí và ký cam kết đồng thuận với phương án giải quyết mà huyện và các ngành chức năng đang triển khai. Hiện vẫn còn gần 20 hộ dân trong bản Suối Vạch chưa thật đồng thuận do thiếu đất canh tác, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, xã sẽ cân đối lại tổng diện tích đất sản xuất tại khu vực này và bàn bạc, thống nhất với dân chia lại đất sản xuất, sao cho hộ dân nào cũng có đất sản xuất để đảm bảo đời sống.

“Bây giờ còn 19 hộ ở điểm cuối của bản Bó Mí và điểm cuối bản Bưa Đa là chưa nhất trí. Chúng tôi cũng đang tuyên truyền, vận động thuyết phục làm sao để bà con rút về canh tác trên vạch ranh giới đã phân định để giải quyết ổn thỏa giữa 2 xã, 2 bản. Ở phía dưới còn hơn 70 hộ nữa, nhưng các hộ này đều đã cam kết đồng thuận với phương án giải quyết của huyện của xã. Các hộ nhiều đất chúng tôi sẽ vận động chia sẻ cho các hộ ít đất, hoặc không có đất sản xuất, làm sao để các hộ dân Kim Bon rút hết lên canh tác ở trên vạch phân định thôi” - ông Châu nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh chấp đất đai ở Tây Bắc: Đất không bìa đỏ - Vì đâu nên nỗi?
Tranh chấp đất đai ở Tây Bắc: Đất không bìa đỏ - Vì đâu nên nỗi?

VOV.VN - Vì sao nhiều diện tích đất vùng cao không được quy chủ, không cấp được bìa đỏ? Đâu là nguyên nhân còn tồn tại của thực trạng này?

Tranh chấp đất đai ở Tây Bắc: Đất không bìa đỏ - Vì đâu nên nỗi?

Tranh chấp đất đai ở Tây Bắc: Đất không bìa đỏ - Vì đâu nên nỗi?

VOV.VN - Vì sao nhiều diện tích đất vùng cao không được quy chủ, không cấp được bìa đỏ? Đâu là nguyên nhân còn tồn tại của thực trạng này?

Những cái chết trên vùng tranh chấp đất đai ở Tây Bắc
Những cái chết trên vùng tranh chấp đất đai ở Tây Bắc

VOV.VN - Việc tranh chấp đất đai nhiều năm qua ở các tỉnh Tây Bắc không chỉ dẫn đến các vụ án mạng đau lòng mà còn khiến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Những cái chết trên vùng tranh chấp đất đai ở Tây Bắc

Những cái chết trên vùng tranh chấp đất đai ở Tây Bắc

VOV.VN - Việc tranh chấp đất đai nhiều năm qua ở các tỉnh Tây Bắc không chỉ dẫn đến các vụ án mạng đau lòng mà còn khiến tình trạng khiếu kiện kéo dài.

Giải quyết tranh chấp đất đai: Ra tòa hay ra Uỷ ban Nhân dân?
Giải quyết tranh chấp đất đai: Ra tòa hay ra Uỷ ban Nhân dân?

VOV.VN  - Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giải quyết tranh chấp đất đai: Ra tòa hay ra Uỷ ban Nhân dân?

Giải quyết tranh chấp đất đai: Ra tòa hay ra Uỷ ban Nhân dân?

VOV.VN  - Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tại tòa án hoặc khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.