Dịch Covid-19 làm suy giảm đà tăng trưởng

VOV.VN - Dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Theo đó đã làm suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng...

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và làm suy giảm đà tăng trưởng… Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để tiếp tục vực dậy nền  kinh tế, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao năng lực nội tại và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới phát triển bền vững. Đặc biệt, cần tiếp tục cải cách thể chế hơn nữa, cắt giảm chi phí do chính sách, tạo thêm không gian kinh tế và động lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.

Dịch Covid-19 đã dẫn đến nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước. Theo đó đã làm suy giảm đà tăng trưởng, thậm chí là suy thoái trên diện rộng; đối với bộ phận doanh nghiệp, lực lượng đang đóng góp đến khoảng hơn 60% GDP mỗi năm cho nền kinh tế.

Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, Tổng Cục Thống kê cho biết, khảo sát với hơn 156.000 doanh nghiệp tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước vào trung tuần tháng 9 vừa qua dưới hình thức trực tuyến đã cho thấy, đối với các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chịu tác động từ dịch càng nặng nề:

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn bị tác động của covid 19 chiếm tới 86 % trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ bị tác động là 82,6 %, doanh nghiệp càng lớn thì đều có chuỗi giá trị liên kết trong nước và toàn cầu càng lớn, do đó thì chắc chắn tác động càng nhiều. Hiện và chịu tác động nhiều nhất là các doanh nghiệp khu vực dịch vụ: điển hình các ngành hàng không, du lịch, khách sạn, nhà hàng…đang bị điêu đứng.

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù đất nước đã bước đầu thành công trong việc khống chế dịch bệnh, tuy nhiên hiện kinh tế của đất nước đang phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hiệu quả sử dụng đầu tư công, gia tăng nợ xấu trong ngành ngân hàng và thách thức trong việc đảm bảo an sinh xã hội… Chính những vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải lưu tâm nhiều hơn đến cải cách, đặc biệt là chủ động phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả…

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Bản thân cách tiếp cận và ưu tiên cải cách cũng phải thích ứng với bối cảnh mới. Yêu cầu căn bản tiếp tục là phải cải thiện năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế của các ngành hàng và của các doanh nghiệp. Đặc biệt cần đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững nhằm tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế trong thời gian sắp tới". 

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, trong bối cảnh mới các doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề “tiêu dùng xanh”, sau dịch thì sẽ càng được đẩy lên và cẩn trọng hơn với các loại hàng hóa về thực phẩm, y tế. Nêu quan điểm dịch bệnh Covid-19 cũng như “chất xúc tác” cho công nghệ số, doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh về chi phí lao động, vận chuyển, dịch vụ kết nối và xử lý thông tin… tiếp tục chuyển động cùng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhất là vấn đề chuyển đổi số…

Về phía cơ quan quản lý, cùng với việc khống chế dịch, nhà nước cần tiếp tục công cuộc cải cách gắn với xu thế mới, tận dụng các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do, cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư.

"Số 1 là câu chuyện phòng chống dịch, thứ hai là chính sách đối phó với Chính phủ bao gồm việc tìm điểm cân bằng nếu như dịch vẫn còn. Cần có bước hỗ trợ tiếp theo, chúng ta đừng quên thế giới vẫn đang đối mặt với rủi ro tài chính, cùng với đà phục hồi nếu có, việc khéo léo trong chính sách kinh tế vĩ mô trong phối hợp chính sách vĩ mô của các quốc gia, đặc biệt là chính sách tiền tệ, tài khóa cực kỳ quan trọng để giảm thiểu rủi ro mà vẫn hỗ trợ được cho kinh doanh phát triển" - chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nêu ý kiến.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, cải thiện năng suất lao động là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với phát triển bền vững. Theo đó, sự phát triển của kinh tế số chắc chắn sẽ là một trong những động lực làm tăng năng suất mới. Khi đó, tự động hóa, số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu trong quy trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế, góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và sử dụng ít lao động hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền lương của người lao động toàn cầu giảm mạnh do Covid 19
Tiền lương của người lao động toàn cầu giảm mạnh do Covid 19

VOV.VN - Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hàng trăm triệu người lao động trên toàn thế giới đã bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tiền lương của người lao động toàn cầu giảm mạnh do Covid 19

Tiền lương của người lao động toàn cầu giảm mạnh do Covid 19

VOV.VN - Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hàng trăm triệu người lao động trên toàn thế giới đã bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu.

Thị trường TP HCM chưa bị ảnh hưởng vì "làn sóng Covid-19 lần thứ 3"
Thị trường TP HCM chưa bị ảnh hưởng vì "làn sóng Covid-19 lần thứ 3"

VOV.VN - Hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn TP HCM vẫn diễn ra bình thường.

Thị trường TP HCM chưa bị ảnh hưởng vì "làn sóng Covid-19 lần thứ 3"

Thị trường TP HCM chưa bị ảnh hưởng vì "làn sóng Covid-19 lần thứ 3"

VOV.VN - Hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và chợ dân sinh trên địa bàn TP HCM vẫn diễn ra bình thường.

Ế ẩm vì Covid-19, nhà hàng ở Pháp thay thực khách bằng gấu Teddy
Ế ẩm vì Covid-19, nhà hàng ở Pháp thay thực khách bằng gấu Teddy

VOV.VN - Một nhà hàng ở Pháp đã bài trí gấu Teddy thay thực khách để động viên các nhà hàng khác vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19.

Ế ẩm vì Covid-19, nhà hàng ở Pháp thay thực khách bằng gấu Teddy

Ế ẩm vì Covid-19, nhà hàng ở Pháp thay thực khách bằng gấu Teddy

VOV.VN - Một nhà hàng ở Pháp đã bài trí gấu Teddy thay thực khách để động viên các nhà hàng khác vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19.

COVID-19 xuất hiện, 'chợ mạng' lại nhộn nhịp bán khẩu trang
COVID-19 xuất hiện, 'chợ mạng' lại nhộn nhịp bán khẩu trang

VOV.VN - Ngay khi TP.HCM công bố ca bệnh COVID-19 mới, thị trường khẩu trang y tế lập tức náo nhiệt, trong đó chợ mạng rao bán rất sôi nổi.

COVID-19 xuất hiện, 'chợ mạng' lại nhộn nhịp bán khẩu trang

COVID-19 xuất hiện, 'chợ mạng' lại nhộn nhịp bán khẩu trang

VOV.VN - Ngay khi TP.HCM công bố ca bệnh COVID-19 mới, thị trường khẩu trang y tế lập tức náo nhiệt, trong đó chợ mạng rao bán rất sôi nổi.