Diễn đàn cơ giới hoá trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL

(VOV) -Phải nghĩ đến cơ giới hóa trong trồng lúa để giải quyết bài toán về nhân công, hạ giá thành

Sáng nay (31/5), tại Long An, Trung tâm khuyến nông quốc gia tổ chức diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Cơ giới hóa trong sản xuất lúa” với sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nông dân và doanh nghiệp về cơ giới hóa. 

Với hơn 1,8 triệu ha đất lúa, làm 2 – 3 vụ hàng năm, đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước với sản lượng lúa ngày một tăng mạnh.

Theo thống kê, quá trình cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần tăng năng suất lúa từ 4,3 triệu tấn/ha vào năm 2001 lên 5,7 triệu tấn/ha vào năm 2012 và sản lượng cũng tăng từ 16 lên 24,5 triệu tấn. Cơ giới hóa trong sản xuất lúa góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất và gia tăng giá trị cho ngành lúa gạo, trong đó, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch làm giảm được khoảng 50% chi phí so với thu hoạch thủ công. Tuy nhiên, cơ giới hóa trong sản xuất lúa chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đồng bộ và phát triển toàn diện. Lượng lúa được sấy và bảo quản đúng kỹ thuật càng thấp với tỷ lệ khoảng 33%. Thất thoát trong công đoạn thu hoạch và sau thu hoạch là gần 3,2 triệu tấn lúa/năm, tương đương 760 triệu USD. Việc cơ giới hóa chưa đồng bộ, nhất là khâu sau thu hoạch đã làm hạt gạo nước ta phần lớn thuộc cấp thấp, giá bán thấp hơn gạo các nước khác, gây tổn thất không nhỏ cho ngành sản xuất kinh doanh lúa gạo nước ta.

Tại diễn đàn, các đại biểu cho rằng để đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa, việc cơ giới hóa mạnh mẽ, nhanh chóng và đồng bộ hơn nữa để tăng năng suất, đảm bảo chất lượng nông phẩm, giảm tối đa tổn thất sau thu hoạch là vấn đề cấp bách. Quan trọng là phải ưu tiên cơ giới hóa các khâu sạ, cấy để đột phá tăng năng suất. Khâu then chốt là phải sớm có những cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà sản xuất cơ khí trong nước có điều kiện đẩy mạnh sản xuất, hỗ trợ nông dân vay vốn để nhanh chóng tiếp cận các thiết bị sản xuất lúa mới.

Ông Mai Thành Phụng, Giám đốc Trung tâm khuyến nông quốc gia nói: "Chúng ta bắt buộc phải nghĩ đến cơ giới hóa trong trồng lúa để giải quyết bài toán về nhân công, hạ giá thành, tăng năng suất và tạo sự hấp dẫn đối với nghề trồng lúa. Chúng tôi đang quan tâm đến những điều khó nhất là cơ giới hóa ở các khâu gieo, sạ, cấy và chăm sóc. Trong diễn đàn lần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến nông dân các loại máy gặt đập liên hợp hiệu quả hơn để có nhiều sự lựa chọn hơn. Dĩ nhiên, cơ giới hóa trồng lúa còn nhiều vấn đề khác nữa và chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

400 triệu USD xây dựng Trung tâm nghề cá ĐBSCL
400 triệu USD xây dựng Trung tâm nghề cá ĐBSCL

Số vốn trên được huy động bằng hình thức đầu tư trong nước hoặc nước ngoài (theo hình thức BOT, BT, PPP…)

400 triệu USD xây dựng Trung tâm nghề cá ĐBSCL

400 triệu USD xây dựng Trung tâm nghề cá ĐBSCL

Số vốn trên được huy động bằng hình thức đầu tư trong nước hoặc nước ngoài (theo hình thức BOT, BT, PPP…)

Hà Lan - Việt Nam hợp tác phát triển ĐBSCL
Hà Lan - Việt Nam hợp tác phát triển ĐBSCL

(VOV)-Hà Lan đang là đối tác tích cực của Việt Nam về quản lý nguồn nước, đối phó với biến đổi khí hậu.

Hà Lan - Việt Nam hợp tác phát triển ĐBSCL

Hà Lan - Việt Nam hợp tác phát triển ĐBSCL

(VOV)-Hà Lan đang là đối tác tích cực của Việt Nam về quản lý nguồn nước, đối phó với biến đổi khí hậu.

Ngư dân ĐBSCL cần được hỗ trợ để yên tâm bám biển
Ngư dân ĐBSCL cần được hỗ trợ để yên tâm bám biển

(VOV) -Ngư dân mong muốn ngân hàng cần tạo kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để mua sắm trang thiết bị, máy móc.

Ngư dân ĐBSCL cần được hỗ trợ để yên tâm bám biển

Ngư dân ĐBSCL cần được hỗ trợ để yên tâm bám biển

(VOV) -Ngư dân mong muốn ngân hàng cần tạo kiện cho họ tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp để mua sắm trang thiết bị, máy móc.