Doanh nghiệp cần khai thác lợi thế để tạo ra thời cơ mới

(VOV) - Trong năm nay, cả nước có trên 15.460 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, nguyên nhân chủ quan là từ phía các doanh nghiệp.

Thống kê của Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) cho thấy, trong năm nay, cả nước có tới trên 15.460 doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, ngừng hoạt động. Trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV, Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết, tình trạng này có phần do chính nguyên nhân chủ quan từ phía các doanh nghiệp. Do vậy, trong năm 2013 tới, bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phát huy nội lực vươn lên, để tạo ra thời cơ mới:

PV: Thưa ông, đối với trên 15.400 doanh nghiệp bị phá sản, ngừng hoạt động thì có nguyên nhân nào từ chính nội tại doanh nghiệp bên cạnh các nguyên nhân khách quan?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đã yếu kém từ trước: vốn ít, công nghệ thấp, trình độ lao động không được đào tạo nhiều, quản lý, quản trị yếu kém. Đến giai đoạn này những yếu kém đó càng bộ lộ rõ khi nền kinh tế suy giảm, tồn kho tăng, vốn thiếu đi. Do vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng bị tác động mạnh, các doanh nghiệp yếu thì phá sản, số doanh nghiệp ngừng sản xuất ngày càng tăng. Đây là một biểu hiện theo xu thế phát triển của kinh tế, điểm nào yếu thế nhất thì sẽ bị tác động mạnh nhất.

PV: Ông có dự đoán gì về tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2013?

Ông Cao Sỹ Kiêm:
Năm 2013 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khó khăn vẫn tiếp diễn, có khi cũng gay gắt hơn. Số doanh nghiệp bị đình trệ, giải thể cũng sẽ vẫn còn và thậm chí có lĩnh vực tăng lên.

Nhưng mà có thuận lợi của năm 2013 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là vì khi sắp xếp lại các doanh nghiệp lớn, tập đoàn nhà nước và Chính phủ sẽ giành nhiều ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như vậy yếu tố thời cơ sẽ đến với những doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lại mà có sức sống, còn có biện pháp có thể vươn lên được. Những doanh nghiệp còn lại này sẽ có điều kiện phát triển rất tốt. Nếu được chính sách, được yếu tố thương mại hỗ trợ thì nó cũng là điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục vươn lên giữ được vị trí và có thể khắc phục khó khăn nhanh hơn các thành phần kinh tế khác.

PV: Với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, ông có khuyến nghị gì tới các doanh nghiệp hội viên để họ tháo gỡ khó khăn, tiếp tục hoạt động có hiệu quả trong năm tới?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Tình hình này, việc đầu tiên của tất cả các doanh nghiệp, mà trước hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa là phải nhìn vào mình, phân tích một cách cặn kẽ, đánh giá thực trạng một cách chính xác mặt mạnh, mặt yếu, tiềm năng, sở trường, sở đoản, những vấp váp tồn tại của mình thời gian qua và những cái mà mình có thể vượt lên. Để tự mình đánh giá thực trạng của mình, để mình tự xác định tự mình xây dựng chiến lược phát triển trong năm 2013.

Thứ 2 là diễn biến tình hình đang rất nhanh và kinh tế thế giới cũng như trong nước, chính sách của nhà nước đưa ra đặc biệt là cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cũng sẽ ngày càng nhiều hơn và khả năng triển khai ngày càng tốt hơn. Mỗi doanh nghiệp phải khai thác một cách rất tích cực những chính sách, những diễn biến mới mà có lợi cho mình để mình tạo ra thời cơ mới.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản
Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Thanh Hóa đã có 2.500 doanh nghiệp phá sản

Đến thời điểm này, tại tỉnh Thanh Hóa đã có trên 2.500 doanh nghiệp buộc phải phá sản, giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Doanh nghiệp xi măng đứng trước nguy cơ phá sản
Doanh nghiệp xi măng đứng trước nguy cơ phá sản

Ngành xi măng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất thua lỗ kéo dài dẫn đến nguy cơ phá sản là hiện hữu.

Doanh nghiệp xi măng đứng trước nguy cơ phá sản

Doanh nghiệp xi măng đứng trước nguy cơ phá sản

Ngành xi măng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp sản xuất thua lỗ kéo dài dẫn đến nguy cơ phá sản là hiện hữu.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ phá sản
Nhiều doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ phá sản

Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến, thiếu vốn và thiếu cả đầu ra của sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ phá sản

Nhiều doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ phá sản

Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu chế biến, thiếu vốn và thiếu cả đầu ra của sản phẩm.