Doanh nghiệp gặp khó khi phát triển điện khí LNG

VOV.VN - Dự án LNG cần diện tích đất, mặt nước lớn, các dự án đường ống dẫn khí đi qua nhiều địa bàn dân cư và yêu cầu có diện tích đất lớn để bố trí hành lang tuyến ống theo quy định. Trong khi đó, hiện nay các quy hoạch ngành, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố chưa cập nhật phù hợp Quy hoạch điện VIII nên dẫn tới khó khăn khi triển khai.

Tham luận tại diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam" do Báo điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) diễn ra sáng nay (14/12), ông Mai Xuân Ba, Đại diện Tổng công ty Khí Việt Nam PV GAS cho biết, PV GAS luôn tự hào là đơn vị chủ lực của ngành Công nghiệp Khí nước nhà. Hàng năm, PV GAS cung cấp khí đầu vào để sản xuất gần 11% sản lượng điện, 70% nhu cầu đạm toàn quốc và đáp ứng gần 70% sản lượng LPG cả nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực quốc gia.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/05/2023 với các mục tiêu chính đến năm 2023 tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW.

Đến năm 2023, điện khí LNG sẽ đạt 37.330 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện (trong đó nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW chiếm 9,9% và nhiệt điện LNG là 22.400 MW chiếm 14,9%).

"Với cơ cấu nguồn điện như trên, cùng với định hướng đến năm 2050 không còn sử dụng than cho phát điện thì vai trò chạy nền của các nhà máy điện khí trong hệ thống điện là điều tất yếu vì là nguồn điện duy nhất không bị ảnh hưởng bởi thời tiết so với thủy điện, điện gió và điện mặt trời.

Ngoài ra, lợi thế của các Nhà máy điện khí là tính sẵn sàng cao, công suất lớn với dải điều chỉnh rộng, thời gian đáp ứng nhanh, giảm thiểu phát thải khí nhà kính CO2, đặc biệt giảm thiểu khí gây ô nhiễm SOx, NOx so với các nhà máy điện chạy than và dầu. Việc đưa LNG vào sử dụng còn là phù hợp với cam kết của Chính phủ tại COP26 và xu hướng sử dụng nhiên liệu giảm phát thải.

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc nhập khẩu LNG cho sản xuất điện là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Đây chính là cơ hội để PV GAS tiếp tục nỗ lực dẫn đầu xu thế chuyển dịch xanh trong lĩnh vực công nghiệp khí", ông Mai Xuân Ba nhận định.

Nói về kế hoạch phát triển điện khí LNG, đại diện PV GAS cho biết, kho cảng LNG Thị Vải tại khu vực Đông Nam Bộ được đưa vào vận hành từ tháng 7/2023 với công suất Giai đoạn 1 là 1 triệu tấn/năm tương đương 1,4 tỷ Sm3/năm. PV GAS đang triển khai Giai đoạn 2 nâng công suất lên 3 triệu tấn/năm tương đương 4,2 tỷ Sm3/năm, đưa vào vận hành năm 2026.

Ở khu vực Nam Trung Bộ, PV GAS cùng với Tập đoàn AES Hoa Kỳ đang triển khai dự án Kho Cảng LNG Sơn Mỹ để đưa vào vận hành, khai thác từ năm 2026 với công suất giai đoạn 1 là 3,6 triệu tấn/năm, và giai đoạn 2 nâng công suất lên 6 triệu tấn/năm. 

Đối với khu vực Bắc/Bắc Trung Bộ, PV GAS đang tìm kiếm cơ hội đầu tư với dự án đầu tư giai đoạn 1 là 3 triệu tấn và giai đoạn 2 là 6 triệu tấn.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất điện khí tại PV GAS vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.

Theo ông Mai Xuân Ba, theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 có 13 nhà máy điện khí LNG được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư có xu hướng triển khai dự án theo cấu hình: “1 Trung tâm Điện lực (Nhà máy điện) + 1 Kho cảng nhập LNG”. Điều này, đồng nghĩa với việc có bao nhiêu trung tâm điện lực (Nhà máy điện) thì sẽ xuất hiện bấy nhiêu kho cảng nhập LNG phủ kín dọc theo suốt chiều dài bờ biển Việt Nam. Việc này dẫn đến không thể tận dụng hết nguồn lực hạ tầng sẵn có, lãng phí tài nguyên cảng biển, khó kết nối tạo thành một hệ thống hạ tầng LNG tổng thể chung.

Bên cạnh đó, hệ thống đường ống khí hiện nay chỉ tập trung ở Khu vực Đông Nam Bộ và một hệ thống nhỏ ở Bắc Bộ không đảm bảo liên kết vùng nên cần được đầu tư mạnh theo một quy hoạch tối ưu nhằm đảm bảo liên kết vùng, giúp hỗ trợ phân phối linh hoạt khi xuất hiện tình trạng thiếu khí cục bộ. Thông qua hệ thống phân phối khí đã đồng bộ và kết nối chặt chẽ, LNG nhập khẩu, thông qua các kho LNG trung tâm, có thể trở thành nguồn cung ổn định cho tất cả khu vực trong cả nước. 

“Dự án LNG cần diện tích đất, mặt nước lớn, các dự án đường ống dẫn khí đi qua nhiều địa bàn dân cư và yêu cầu có diện tích đất lớn để bố trí hành lang tuyến ống theo quy định. Trong khi đó, hiện nay các quy hoạch ngành, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh/thành phố chưa cập nhật phù hợp Quy hoạch điện VIII nên dẫn tới khó khăn liên quan đến việc xin chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng thỏa thuận địa điểm/hướng tuyến…tốn nhiều thời gian và rủi ro kéo dài tiến độ dự án", ông Mai Xuân Ba nói.

Về mặt cơ chế chính sách, ông Ba cho hay, hiện nay chưa có cơ chế chính sách được cơ quan có thẩm quyền thông qua bao gồm chuyển ngang giá khí LNG tái hóa và bao tiêu khối lượng khí từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện, phê duyệt cước phí qua kho và đường ống đưa LNG đến nhà máy điện, nguyên tắc phân bổ LNG nhập khẩu cùng với các nguồn khí nội địa cho các nhà máy điện.

Chưa có đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về LNG để đảm bảo việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật LNG đảm bảo an toàn phù hợp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, cần phải rà soát, cập nhật, bổ sung và xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về LNG, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện phát triển các dự án điện khí (LNG) và thị trường LNG trong tương lai.

Bên cạnh đó, đến năm 2050, nhiệt điện khí trong nước chuyển sang sử dụng LNG chỉ có 7.900 MW (chiếm từ 1,4 – 1,6% tổng công suất các nhà máy điện) trong khi các nguồn nhiệt điện khác bắt buộc phải chuyển hết qua hydro lên đến mức từ 23.430 – 27.930 MW (4,5% - 5% tổng công suất các nhà máy điện). Như vậy, số lượng các dự án khí trong nước/kho cảng LNG mới hoàn thành vào năm 2030, sẽ chỉ có khoảng 20 năm vận hành khi nhà máy điện buộc phải chuyển sang chạy hoàn toàn bằng hydro không nhỏ. Vòng đời dự án ngắn hơn mức tối thiểu thông thường của các dự án khí là 30 năm sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư.

Để phát triển điện khí tại Việt Nam, đại diện PV GAS kiến nghị để tối ưu đầu tư hạ tầng kho chứa, cảng biển giúp giảm cước phí, giá khí LNG tái hóa và giảm giá thành phát điện cần xem xét triển khai xây dựng các kho LNG theo mô hình “Kho cảng LNG trung tâm cung cấp cho các trung tâm nhiệt điện vệ tinh”. 

Về sự phù hợp giữa các quy hoạch, ông Mai Xuân Ba cũng kiến nghị các bộ ngành và địa phương cần rà soát đảm bảo đảm bảo tính đồng bộ, gắn kết giữa các quy hoạch và kế hoạch thực hiện các quy hoạch. Trong đó có uy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt quốc gia. Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước. Các quy hoạch địa phương đặc biệt là quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 

Về cơ chế chính sách, các hộ tiêu thụ chính của kho cảng LNG là nhà máy điện. Do đó để triển khai đầu tư hạ tầng nhập khẩu LNG theo đúng Quy hoạch, theo ông Mai Xuân Ba, Chính phủ cần xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến cấp khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện như cơ chế chuyển ngang giá khí LNG tái hóa và bao tiêu khối lượng khí từ hợp đồng mua bán khí sang hợp đồng mua bán điện. Đặc biệt, Nhà nước cũng cần phê duyệt cước phí qua kho, cước phí đường ống. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển điện khí tại Việt Nam cần quan tâm đến cơ chế về giá, giải phóng mặt bằng
Phát triển điện khí tại Việt Nam cần quan tâm đến cơ chế về giá, giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Sáng nay (14/12), tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam".

Phát triển điện khí tại Việt Nam cần quan tâm đến cơ chế về giá, giải phóng mặt bằng

Phát triển điện khí tại Việt Nam cần quan tâm đến cơ chế về giá, giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Sáng nay (14/12), tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam".

Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam"
Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam"

VOV.VN - Sáng nay (14/12), tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam".

Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam"

Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam"

VOV.VN - Sáng nay (14/12), tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn “Tiềm năng phát triển thị trường điện khí tại Việt Nam".

Nhiều cơ hội "bật sáng" cho điện gió ngoài khơi
Nhiều cơ hội "bật sáng" cho điện gió ngoài khơi

VOV.VN - Với những tiến bộ gần đây về công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống, điện gió ngoài khơi đã ghi nhận mức giảm gần 70% chi phí.

Nhiều cơ hội "bật sáng" cho điện gió ngoài khơi

Nhiều cơ hội "bật sáng" cho điện gió ngoài khơi

VOV.VN - Với những tiến bộ gần đây về công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống, điện gió ngoài khơi đã ghi nhận mức giảm gần 70% chi phí.

Điện gió ngoài khơi cần khung pháp lý rõ ràng và nhất quán
Điện gió ngoài khơi cần khung pháp lý rõ ràng và nhất quán

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế chính sách cùng khung pháp lý rõ ràng sẽ là điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi cần khung pháp lý rõ ràng và nhất quán

Điện gió ngoài khơi cần khung pháp lý rõ ràng và nhất quán

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế chính sách cùng khung pháp lý rõ ràng sẽ là điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.