Nhiều cơ hội "bật sáng" cho điện gió ngoài khơi

VOV.VN - Với những tiến bộ gần đây về công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống, điện gió ngoài khơi đã ghi nhận mức giảm gần 70% chi phí.

Trong những năm qua, tầm nhìn về một tương lai bền vững và phát triển ngày càng quan trọng trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng. Các nguồn năng lượng truyền thống gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường. Thực hiện cam kết đảm bảo an ninh năng lượng và tầm nhìn năng lượng quốc gia, Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu về phát triển năng lượng xanh, giảm lượng khí nhà kính. Mục tiêu đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, như cam kết tại COP26, đã thể hiện sự tập trung và quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng một hành trình phát triển bền vững, với mục tiêu chính là tạo điều kiện cho thế hệ tương lai có môi trường sạch và an toàn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch sang năng lượng sạch không dễ dàng.

Nói về vấn đề chuyển đổi "năng lượng xanh", ông Nguyễn Đức Cường, chuyên gia cao cấp về năng lượng Tập đoàn T&T cho biết, thời kỳ sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ đóng vai trò lớn trong sản xuất điện thời gian qua được dự báo là sẽ có rất nhiều bất định bởi, sự suy cạn dần về trữ lượng khai thác cũng như tình trạng có thể gián đoạn nguồn cung trong chuỗi cung ứng mà đi kèm theo đó là giá nhiên liệu tăng và có thể tăng rất cao bất thường do các yếu tố thiếu ổn định về địa chính trị.

Do vậy, nếu không sớm có các giải pháp chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ thì trong tương lai, Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung và giá năng lượng thế giới. Tiềm năng nguồn thuỷ điện lớn của Việt Nam cơ bản sẽ được khai thác hết trong thập kỷ này trong khi nguồn khí thiên nhiên cơ bản đã đạt ngưỡng và đang đi xuống, còn nguồn than mỏ trong nước có giới hạn cả về trữ lượng lẫn khả năng khai thác, sử dụng.

Trong vấn đề sản xuất điện, chuyên gia Nguyễn Đức Cường cho rằng, với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, độ sâu mực nước nông và tốc độ gió cao, ổn định, Việt Nam hội tụ đầy đủ các tiền đề quan trọng, cần thiết để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi đáng tin cậy và có chi phí hợp lý.

Theo đánh giá của Chương trình hỗ trợ quản lý ngành năng lượng/Ngân hàng Thế giới, tổng tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam có thể đạt khoảng 475 GW, bao gồm 261 GW loại móng cố định và 214 GW loại móng nổi. Còn theo Chương trình hợp tác đối tác Việt Nam - Đan Mạch, những phát hiện ban đầu đã chỉ ra rằng tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam đạt khoảng 160 GW. Còn theo “Quy hoạch Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 sẽ có khoảng 6 GW và đến năm 2050, con số này sẽ tăng gấp 11 -15 lần, dự kiến sẽ đạt khoảng 70 - 91,5 GW. 

“Có nhiều động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, một trong số đó là nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức cao. Trong 10 năm vừa qua, nhịp tăng trưởng nhu cầu điện của Việt nam đạt trung bình ở mức 10%/năm và được dự báo vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong 10 năm tới, trung bình khoảng 8.5%/năm (tại kịch bản cơ sở).

Để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng cao hàng năm, Việt Nam cần đầu tư mới với quy mô lớn nguồn điện để tăng công suất. Mức tăng công suất lắp đặt mới trung bình dự kiến khoảng 8,8 GW mỗi năm trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030, và khoảng từ 17 GW mỗi năm đến 21 GW mỗi năm trong giai đoạn 20 năm tiếp theo tính từ 2031 đến năm 2050”, chuyên gia Nguyễn Đức Cường chỉ rõ.

Theo chuyên gia Nguyễn Đức Cường, với những tiến bộ gần đây về công nghệ đã giúp giảm chi phí đầu tư, lắp đặt đưa đến chi phí quy dẫn của điện gió ngoài khơi trở nên cạnh tranh hơn với các nguồn điện truyền thống. Điện gió ngoài khơi đã ghi nhận mức giảm gần 70% chi phí. Xu thế giảm giá vẫn không hề dừng lại, chi phí sản xuất được dự báo sẽ giảm thêm 30% nữa tại các thị trường điện gió ngoài khơi đã phát triển và trưởng thành. 

Với nguồn tài nguyên tự nhiên về điện gió ngoài khơi nổi bật, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt được mức chi phí như mức chúng được minh chứng tại thị trường Châu Âu. 

Bên cạnh đó, Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với các cam kết chính trị mạnh mẽ của nhiều nước trong đó có Việt Nam về cắt giảm khí nhà kính cho thấy xu hướng xanh hóa trong sản xuất cũng như tiêu dùng, đặc biệt là trong sản xuất, tiêu thụ năng lượng cũng như chuyển dịch năng lượng đang trở thành vấn đề cấp thiết, quan trọng trong sách lược phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường của các nước trong đó có Việt Nam. 

Việc Việt Nam cam kết đạt mục tiêu khử các bon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến cho Việt Nam này trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Hơn thế nữa, điện gió ngoài khơi được coi là nguồn năng lượng không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do vậy, điện gió ngoài khơi được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi, chuyên gia khuyến cáo, đến năm 2030, thời gian thực hiện Quy hoạch không còn nhiều, Bộ Công Thương cần khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết với lộ trình cụ thể đi kèm với nó là các cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh để thực hiện. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét cấp phép cho khảo sát, đo gió cho các dự án điện gió ngoài khơi. Với xuất phát điểm là con số 0, trong khi mục tiêu đặt ra là 6.000MW vào năm 2030, thời gian còn lại từ nay đến 2030 là không còn nhiều chỉ khoảng 7 năm trong khi đó phát triển một dự án điện gió ngoài khơi đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn. Chỉ riêng giai đoạn khảo sát địa vật lý, thủy văn, đo gió … có thể đã mất vài ba năm do vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. 

Đặc biệt, Chính phủ và các Bộ ngành xem xét cho thực hiện giai đoạn chuyển tiếp trước khi thực hiện chính sách đấu thầu, đấu giá phù hợp với điều kiện của Việt nam. Giai đoạn này được kiến nghị áp dụng cho 6.000MW đầu tiên giai đoạn đến 2030. Đây là giai đoạn đầu khởi động, định hình phát triển một ngành công nghiệp mới, hiện đại ở Việt Nam. Do vậy, Chính phủ có thể xem xét bắt đầu bằng cơ chế lựa chọn Nhà đầu tư, trên cơ sở phải đáp ứng được các tiêu chí rõ ràng, chứng minh được về năng lực, kinh nghiệm, tài chính... 

Điện gió ngoài khơi là ngành công nghiệp cao, do vậy, chuyên gia Nguyễn Đức Cường khuyến nghị, cần có sự phối hợp đồng bộ… lực lượng chuyên gia, kỹ sư, các nhà quản lý…có trình độ cao đáp ứng được các yêu cầu của các Dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.

Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm tới phát triển công nghệ, các nhà đầu tư lớn nước ngoài đang đề xuất đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam cần quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Mục tiêu thành lập các trung tâm R&D nghiên cứ phát triển công nghệ về điện gió ngoài khơi. Các Nhà đầu tư nước ngoài lớn cũng cần kéo theo các nhà sản xuất lớn để hướng tới sản xuất các hợp phần thiết bị của điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, giảm giá thành.

“Việt Nam cần có sự phối hợp và đồng bộ giữa các Bộ ban ngành trong việc xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho điện gió ngoài khơi và coi đây là một ngành công nghiệp mới, được khuyến khích đầu tư phát triển, đóng góp vào thực hiện các cam kết của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm CO2 và phù hợp với Chiến lược tăng trưởng xanh. Vì vậy, để xây dựng một ngành công nghiệp mới cần có tầm nhìn dài hạn”, chuyên gia Nguyễn Đức Cường nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 trong tháng 8/2023.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: phải hoàn thiện Kế hoạch bảo đảm cung ứng điện các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 trong tháng 8/2023.

Quy hoạch điện bị làm "méo mó", đe dọa an ninh năng lượng quốc gia
Quy hoạch điện bị làm "méo mó", đe dọa an ninh năng lượng quốc gia

VOV.VN - Trong quy hoạch điện trước đây, quá nhiều dự án chậm tiến độ, không thể đưa vào cung ứng điện khiến cho việc đảm bảo an ninh năng lượng xuất hiện nhiều vấn đề.

Quy hoạch điện bị làm "méo mó", đe dọa an ninh năng lượng quốc gia

Quy hoạch điện bị làm "méo mó", đe dọa an ninh năng lượng quốc gia

VOV.VN - Trong quy hoạch điện trước đây, quá nhiều dự án chậm tiến độ, không thể đưa vào cung ứng điện khiến cho việc đảm bảo an ninh năng lượng xuất hiện nhiều vấn đề.

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào
Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

VOV.VN - Theo Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam nhập khẩu khoảng 5.000MW điện từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW song cũng phấn đấu đến thời gian này quy mô công suất xuất khẩu điện của Việt Nam đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

Triển khai Quy hoạch điện VIII cơ cấu nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

VOV.VN - Theo Kế hoạch đến năm 2030 Việt Nam nhập khẩu khoảng 5.000MW điện từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW song cũng phấn đấu đến thời gian này quy mô công suất xuất khẩu điện của Việt Nam đạt khoảng 5.000 - 10.000 MW.

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM
Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

VOV.VN - Mới đây, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, đây là cơ sở để TP.HCM sớm gỡ vướng dự án đốt rác phát điện.

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

VOV.VN - Mới đây, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, đây là cơ sở để TP.HCM sớm gỡ vướng dự án đốt rác phát điện.

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia
Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

VOV.VN - Trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện đang phải phụ thuộc nhập khẩu… Quy hoạch Điện VIII vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

VOV.VN - Trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện đang phải phụ thuộc nhập khẩu… Quy hoạch Điện VIII vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng.

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng.