Doanh nghiệp Nhà nước được phép bán nợ xấu

VOV.VN -Chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định 206 về quản lý nợ do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, thay thế cho nghị định 69 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp Nhà nước.

Điểm đáng chú ý tại Nghị định này là Doanh nghiệp được quyền bán các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.

Nghị định cũng yêu cầu, trên cơ sở tham khảo giá của tổ chức định giá, giá thị trường (nếu có), giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu căn cứ quy mô, ngành nghề kinh doanh, tính chất, giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp để phân cấp cho Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty) quyết định và các trường hợp doanh nghiệp phải báo cáo Chủ sở hữu quyết định đối với các khoản nợ mà giá bán nợ thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Mức phân cấp này được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính và Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải lập phương án bán nợ (trong đó có phương án sản xuất kinh doanh đối với khoản thu được khi bán nợ), so sánh với việc không bán khoản nợ để quyết định hoặc trình chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện bán các khoản nợ phải thu theo quy định tại Khoản 3 Điều này (chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ theo sổ kế toán với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi). Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, không để thất thoát vốn của Nhà nước đã đầu tư; nếu không thực hiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

Ngoài ra, đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.

Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu
Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

VOV.VN - Mục tiêu trong năm 2014 xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

Hết năm 2015 sẽ xử lý xong nợ xấu

VOV.VN - Mục tiêu trong năm 2014 xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Các NHTM không còn giấu được nợ xấu
Các NHTM không còn giấu được nợ xấu

VOV.VN -Điều này khiến các NH phải xếp hàng chờ VAMC xem xét mua nợ xấu để giải quyết khó khăn.

Các NHTM không còn giấu được nợ xấu

Các NHTM không còn giấu được nợ xấu

VOV.VN -Điều này khiến các NH phải xếp hàng chờ VAMC xem xét mua nợ xấu để giải quyết khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

VOV.VN -Tình hình còn khó khăn, lạm phát còn tiềm ẩn, nợ (nhất là nợ xấu) xử lý chưa tốt, chưa đúng theo kế hoạch đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Nợ xấu xử lý chưa tốt

VOV.VN -Tình hình còn khó khăn, lạm phát còn tiềm ẩn, nợ (nhất là nợ xấu) xử lý chưa tốt, chưa đúng theo kế hoạch đề ra.

TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới
TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TPHCM, quy định này cũng chỉ được áp dụng đến hết năm 2013.

TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới

TPHCM: Doanh nghiệp có nợ xấu vẫn được vay mới

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TPHCM, quy định này cũng chỉ được áp dụng đến hết năm 2013.

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%
Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Năm 2014 sẽ xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu và đến năm 2015 trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ chỉ còn 3%.

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Nợ xấu sẽ chỉ còn 3%

Năm 2014 sẽ xử lý 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu và đến năm 2015 trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ chỉ còn 3%.

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu
VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

Đến thời điểm này đã có 24 TCTD gửi hồ sơ bán nợ cho VAMC với số nợ lên tới 40.000 tỷ đồng.

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

VAMC đã mua hơn 17.000 tỷ đồng nợ xấu

Đến thời điểm này đã có 24 TCTD gửi hồ sơ bán nợ cho VAMC với số nợ lên tới 40.000 tỷ đồng.