Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho làn sóng M&A thứ hai?

VOV.VN - Giá trị thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tăng từ mốc 1 tỷ USD năm 2008,  lên 5 tỷ USD năm 2013.

Việc gia tăng mạnh số thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) doanh nghiệp, với sự tăng trưởng cao gấp 5 lần, từ mốc 1 tỷ USD năm 2008,  lên 5 tỷ USD năm 2013 cho thấy hoạt động này là một hình thức đầu tư, một kênh tham gia thị trường và là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong cả nền kinh tế.

Từ năm 2008 đến nay, nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đã tận dụng cơ hội với chiến lược M&A phù hợp, trở thành những tập đoàn mạnh như Masan, Kinh Đô, Viettel,… Điểm đặc biệt của đa số các thương vụ sáp nhập đó là quá trình sáp nhập, mua cổ phần chiến lược, nhằm tạo chỗ đứng cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.

Vietcombank - Mizuho là một trong những thương vụ lớn giai đoạn 2008-2013 (Ảnh: KT)

Các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được coi như là một công cụ trọng yếu của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Làn sóng mua bán và sáp nhập lần thứ hai này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế, khung pháp lý hoàn thiện hơn, khi hàng loạt luật quan trọng liên quan đến đầu tư kinh doanh được sửa đổi bổ sung như luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật kinh doanh bất động sản,…

Theo đề án đã được Thủ tướng thông qua, trong 2 năm tới sẽ quyết liệt cổ phần hóa 432 doanh nghiệp, giảm mạnh doanh nghiệp có 100 % vốn Nhà nước. Tới đây, những doanh nghiệp lớn như Mobifone, Vietnam Airlines sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường đang thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông William Parker, Phó giám đốc Bộ phận Cho thuê văn phòng công ty CBRE Việt Nam cho biết, năm 2013, thị trường mua bán và sáp nhập Việt Nam có phần trầm lắng hơn trong các thương vụ thực hiện trong ngành bất động sản, với 14 thương vụ có tổng giá trị 675 triệu USD. Tuy nhiên, xu hướng của hoạt động mua bán và sáp nhập trong năm 2014 sẽ mạnh hơn, tập trung vào phân khúc khách sạn nghỉ dưỡng. Một số nhà đầu tư nước ngoài đang đón đầu thời  kỳ phục hồi thị trường bất động sản nên đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở lĩnh vực này.

Thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục sôi động trong thời gian tới, bởi xu hướng chuyển dịch từ đầu tư trực tiếp nước ngoài sang đầu tư gián tiếp. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có mức định giá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư, Công ty Chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, các doanh nghiệp cổ phần hóa, muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thì cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, nâng cao tính minh bạch trong quá trình quản trị điều hành. đây là những yếu tố cốt yếu giúp nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư.

Với khối ngân hàng, quá trình sáp nhập, hợp nhất nhằm tạo ra các định chế tài chính vững  mạnh hơn, giảm bớt các ngân hàng yếu, tăng khả năng phục vụ người dân của các ngân hàng. Đây là tiền đề để ngành ngân hàng bước vào giai đoạn 2 trong năm nay, với kế hoạch có thể sẽ còn 5-7 thương vụ sáp nhập, hợp nhất. Dự báo số lượng ngân hàng thương mại sẽ giảm từ 39 về 13-15 ngân hàng vào năm 2017.

Ngoài lĩnh vực tái cấu trúc của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp trog các lĩnh vực khác cũng chủ động xây dựng chiến lược thâu tóm và sáp nhập nhằm tạo ra bước tăng trưởng đột phá trong tương lai.

Chính phủ đã có chủ trương nâng hạn mức sở hữu nước ngoài trên 30% và thực tế đã có tiền lệ cho trường hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn, do đó các trường hợp khác cũng có thể được thực hiện.

Ông Tào Minh Dương, Giám đốc Khối Ngân hàng Đầu tư Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định, khung pháp lý của Việt Nam đã khá rõ cho các hoạt động mua bán và sáp nhập, bao gồm quy định mua cổ phần, hình thức mua cổ phần,…; tạo điều kiện cho làn sóng mua bán và sáp nhập diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả hơn./. 


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng
NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

Rất nhiều ngân hàng đã công khai đối tác muốn sáp nhập. Và xu hướng ngân hàng nhỏ, yếu được sáp nhập với ngân hàng lớn đang diễn ra

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

NHNN thúc đẩy nhanh quá trình sáp nhập ngân hàng

Rất nhiều ngân hàng đã công khai đối tác muốn sáp nhập. Và xu hướng ngân hàng nhỏ, yếu được sáp nhập với ngân hàng lớn đang diễn ra

Microsoft cắt giảm nhân sự để sáp nhập Nokia
Microsoft cắt giảm nhân sự để sáp nhập Nokia

VOV.VN - Tập đoàn Microsoft đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự lớn nhất trong vòng 5 năm để giảm quy mô và sáp nhập mảng thiết bị cầm tay của Nokia. 

Microsoft cắt giảm nhân sự để sáp nhập Nokia

Microsoft cắt giảm nhân sự để sáp nhập Nokia

VOV.VN - Tập đoàn Microsoft đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự lớn nhất trong vòng 5 năm để giảm quy mô và sáp nhập mảng thiết bị cầm tay của Nokia. 

Đàm phán sáp nhập 2 công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại
Đàm phán sáp nhập 2 công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại

VOV.VN - Hai công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại trong việc đàm phán sáp nhập do còn phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố.

Đàm phán sáp nhập 2 công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại

Đàm phán sáp nhập 2 công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại

VOV.VN - Hai công ty vàng lớn nhất thế giới thất bại trong việc đàm phán sáp nhập do còn phải cân nhắc thêm nhiều yếu tố.

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập
Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý 6 - 7 ngân hàng thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Các ngân hàng đẩy mạnh mua bán sáp nhập

Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý 6 - 7 ngân hàng thông qua hình thức mua bán sáp nhập (M&A).