76% doanh nghiệp Việt Nam không biết và không hiểu về AEC

VOV.VN - Các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự nhận thức rõ ràng, đầy đủ về các yêu cầu, tác động thực sự của hội nhập.

Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ được hình thành, đồng thời, quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cơ bản hoàn tất. Năm 2015 được đánh giá là năm bước ngoặt trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, liệu các doanh nghiệp Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập với sân chơi chung của khu vực hay chưa?

Theo đánh giá của các chuyên gia, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm nay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là thị trường và các cơ sở sản xuất thống nhất. Ngoài ra, thuế doanh nghiệp rút dần về mức 0% sẽ là lợi ích lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh cơ hội từ AEC, năm nay, Việt Nam còn đón thêm một cơ hội khác từ việc hoàn tất công đoạn cuối trong tiến trình đám phán ký kết TPP - Hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào cuối năm 2015 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. (Ảnh: Internet)
TPP định hướng tạo ra một khu vực thương mại lớn nhất thế giới với tổng dân số hơn 804 triệu người, sản lượng kinh tế đạt 27.807 tỷ USD, tương đương 40% GDP toàn cầu và 30% tổng doanh thu xuất, nhập khẩu thế giới. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra không phải ít, nhất là sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thấp nên nguy cơ bị mất thị trường nội địa rất dễ xảy ra.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương phân tích, nếu nhìn thuần túy, xét riêng biến số là Cộng đồng kinh tế ASEAN thì theo rất nhiều đánh giá Việt Nam là một nước hưởng lợi và nhìn tổng thể thì Việt Nam có lợi rất nhiều. Nhưng cũng như mọi hiệp định thương mại tự do khác, mọi liên kết kinh tế khác, điều đó không có nghĩa là tất cả các ngành, các lĩnh vực, các doanh nghiệp chỉ có đi lên mà cũng có những ngành phải thu hẹp ít nhiều, có những doanh nghiệp thậm chí sẽ phá sản.

Ngưỡng cửa hội nhập đang tới gần, tuy nhiên, theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, 80% số doanh nghiệp được hỏi thiếu hẳn các kiến thức về hội nhập, không hề biết những gì đang chờ đợi mình phía trước trong khi cánh cửa hội nhập đang mở dần.

Còn theo khảo sát “Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia của Việt Nam” do trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện tại gần 700 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam không biết và không hiểu gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN, 94% doanh nghiệp không biết về nội dung đàm phán trong AEC; 63% doanh nghiệp không hiểu gì về thách thức và cơ hội khi Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Ông Trần Đình Văn, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Television 360, TP HCM cho biết, một số doanh nghiệp rất cần thông tin nhưng chưa biết tìm thông tin ở đâu. Bên cạnh đó, một phần nữa là hệ thống thông tin từ Chính phủ. Làm sao mình phải mở rộng thông tin, thông tin phải mang tính chất quảng bá một cách rộng rãi, như thế doanh nghiệp có thể tiếp cận 1 cách dễ dàng. Điều đó rất là quan trọng.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam, thực tế, một số doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động sản xuất và kinh doanh theo sát với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế, nên ở mức độ nhất định, họ hiểu rõ được những tác động và sự ảnh hưởng hội nhập thị trường quốc tế theo từng thời kỳ.

Còn các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đến nay nói chung vẫn chưa thực sự nhận thức rõ ràng, đầy đủ về các yêu cầu, tác động thực sự của hội nhập. Vì vậy, họ đang ở thế bị động. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ hôm nay thì các doanh nghiệp sẽ không tận dụng được những cơ hội và khó có thể vượt qua những thách thức.

“Doanh nghiệp trước hết phải nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng của mình, kể cả cái tốt, cái xấu, thành công, thất bại những thiếu sót trong thời gian qua và những thế mạnh, ý tưởng mới, xoay vào chính sách, hướng tháo gỡ của mình rồi dự báo, nắm tình hình quốc tế diễn biến để tranh thủ những gì lợi nhất cho mình cũng như những rủi ro có thể tránh. Đấy là những việc của doanh nghiệp phải tự làm dưới sự hỗ trợ của nhà nước, của các hiệp hội, ngành hàng thì mới có thể hợp lực vào khắc phục những điểm yếu của chúng ta trong cuộc hội nhập này”, ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Thiếu thông tin về hội nhập, liệu Việt Nam có thua ngay trên chính sân nhà? Đây là nỗi lo lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập đang cận kề. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, Việt Nam cần nhìn nhận lại nghiêm túc về khu vực doanh nghiệp trong nước. Năm 2015 là “năm doanh nghiệp”, cần sự đồng thuận từ Chính phủ tới các bộ, ngành để làm nhiều hơn cho doanh nghiệp.

“Lo lắng lớn nhất là doanh nghiệp không có đủ thông tin và chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. Ngay từ bây giờ phải tuyên truyền, tập huấn cho mỗi doanh nghiệp từ bé tới lớn phải đối mặt với những gì, cần phải có giải pháp gì để tận dụng được những lợi thế của nó và làm thế nào để ngăn chặn hệ quả xấu của nó đối với doanh nghiệp mình và đối với kinh tế đất nước. Hai việc này cần phải làm quyết liệt. Vừa qua chúng ta đàm phán, tham gia hội nhập rất mạnh mẽ, hiệu quả nhưng khâu triển khai trong nước đến các doanh nghiệp, đến các chính quyền địa phương, các bộ, ngành về những thách thức cần phải đối mặt, những giải pháp để vượt qua chúng ta chưa có kế hoạch cụ thể. Đó là điều cần phải làm ngay”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết.

AEC, TPP và các Hiệp định Thương mại tự do FTA mà Việt Nam sắp tham gia sẽ là cuộc chơi đầy thách thức đối với doanh nghiệp Việt, khác hẳn với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cách đây 8 năm.

Thời gian chuẩn bị vào sân chơi chung này không còn nhiều. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội từ hội nhập mang lại đồng thời phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, ngoài vai trò của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, định hướng chính sách thì các doanh nghiệp phải tích cực, chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý, công nghệ và thay đổi thị trường… Làm được việc này, doanh nghiệp Việt mới tránh được bàn thua ngay trên sân nhà./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC
Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

VOV.VN - Nguyên nhân là do thông tin hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không nhiều so với thông tin hội nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do.

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

Doanh nghiệp thiếu thông tin về hội nhập AEC

VOV.VN - Nguyên nhân là do thông tin hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN không nhiều so với thông tin hội nhập WTO và các hiệp định thương mại tự do.

Thái Lan ra sức chuẩn bị cho hội nhập AEC
Thái Lan ra sức chuẩn bị cho hội nhập AEC

(VOV) - Bộ Công nghiệp nước này đang tích cực tập huấn cho hàng nghìn doanh nghiệp về môi trường cộng đồng kinh tế ASEAN.

Thái Lan ra sức chuẩn bị cho hội nhập AEC

Thái Lan ra sức chuẩn bị cho hội nhập AEC

(VOV) - Bộ Công nghiệp nước này đang tích cực tập huấn cho hàng nghìn doanh nghiệp về môi trường cộng đồng kinh tế ASEAN.

Thượng đỉnh ASEAN 23 hoàn thiện AEC với tầm nhìn tương lai
Thượng đỉnh ASEAN 23 hoàn thiện AEC với tầm nhìn tương lai

VOV.VN - Tranh chấp trên Biển Đông trở thành điểm nhấn của chương trình nghị sự.

Thượng đỉnh ASEAN 23 hoàn thiện AEC với tầm nhìn tương lai

Thượng đỉnh ASEAN 23 hoàn thiện AEC với tầm nhìn tương lai

VOV.VN - Tranh chấp trên Biển Đông trở thành điểm nhấn của chương trình nghị sự.

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?
Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

VOV.VN -Đến năm 2025, Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 14,5%, tạo ra hàng triệu việc làm mới.

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

Lao động Việt Nam hưởng lợi gì khi hội nhập AEC vào 2015?

VOV.VN -Đến năm 2025, Cộng đồng Kinh tế ASEAN có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 14,5%, tạo ra hàng triệu việc làm mới.

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư
AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

(VOV) -Các FTA với ASEAN và ASEAN+ tác động 2 mặt đến thương mại và đầu tư, các DN trong nước cần chủ động nắm cơ hội, vượt thách thức.

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

AEC và ASEAN+ tác động đến thương mại và đầu tư

(VOV) -Các FTA với ASEAN và ASEAN+ tác động 2 mặt đến thương mại và đầu tư, các DN trong nước cần chủ động nắm cơ hội, vượt thách thức.

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC
Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

VOV.VN - Hiện nay, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại vốn tự có…

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

Gỡ khó về vốn cho DN trong bối cảnh gia nhập AEC

VOV.VN - Hiện nay, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại vốn tự có…