Ai chịu trách nhiệm với hàng hóa bị hư hại trong quá trình lưu giữ?

VOV.VN - Hàng hóa của doanh nghiệp bị thu giữ lâu ngày hư hỏng, biến chất nhưng không hề có cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường.

Mới đây, cơ quan chức năng ở tỉnh Đồng Nai và TP Hà Nội tạm giữ lô hàng xúc xích Vietfoods của Cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt vì nghi có chất gây ung thư và niêm phong nhà kho của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại, dịch vụ Thuận Phong do nghi sản xuất phân bón giả.

Hàng hóa tạm giữ, niêm phong bị hư hại nặng nhưng doanh nghiệp không được cơ quan nào bồi thường thiệt hại.
Cuối cùng, cơ quan chức năng kết luận: Xúc xích Vietfoods an toàn cho sức khỏe, Doanh nghiệp Thuận Phong không sản xuất hàng giả mà chỉ vi phạm hành chính. Với những nghi vấn chưa có cơ sở xác thực, cơ quan chức năng đã tạm giữ và niêm phong kho hàng, gây thiệt hại nặng nề về vật chất và thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy thiệt hại của doanh nghiệp ai chịu trách nhiệm?

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai kết luận Công ty Cổ phần sản xuất thương mại, dịch vụ Thuận Phong không có dấu hiệu tội phạm, không đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự, ngày 20/5, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 của tỉnh về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã mở niêm phong kho hàng của công ty tại phường Long Bình, thành phố Biên Hòa và trả lại tài sản cho doanh nghiệp.

Vì doanh nghiệp này chỉ vi phạm hành chính về  lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa và sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, khi nhận lại hàng hóa, máy móc thiết bị đã bị hư hỏng, thiệt hại nặng. Do thời gian niêm phong quá dài, đến hơn 1 năm nên hàng chục tấn hàng hóa của công ty bị đóng cục, biến chất thiệt hại gần 20 tỷ đồng, nhiều máy móc bị rỉ sét. Đồng thời, doanh nghiệp bị ngưng sản xuất 1 năm nên mất khách hàng, công nợ cũng không thu được…

Ông Khiếu Mạnh Tường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất thương mại, dịch vụ Thuận Phong cho biết, tất cả hàng hóa bị niêm phong trong điều kiện nóng, chất lượng suy giảm trầm trọng, máy móc sau thời gian dài không hoạt động, không bảo quản đã xuống cấp nặng nề.

“Thời gian, qua doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đầu tư máy móc thiết, nguyên liệu sản xuất, trong đó hơn 1 năm doanh nghiệp phải trả nợ vay, bên cạnh đó những thiệt hại vô hình của doanh nghiệp không thống kê hết được”, ông Tường than thở.

Cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt (Vietfood) tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũng bị thiệt hại nặng do bị lực lượng quản lý thị trường của thành phố Hà Nội tạm giữ vì nghi sản phẩm xúc xích có chất gây ung thư.

Đầu tuần này (ngày 23/5), cơ quan chức năng của Bộ Y tế họp hội đồng thẩm định và kết luận 2,2 tấn xúc xích Vietfood mà Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội tạm giữ là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không nguy hại cho sức khỏe. Ngay sau đó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã giải phóng lô hàng này sau hơn 1 tháng tạm giữ. Xúc xích Vietfood đã được “minh oan”.

Tuy nhiên, hậu quả đối với doanh nghiệp thì nghiêm trọng. Vì ngay sau khi lực lượng quản lý thị trường Hà Nội có quyết định tạm giữ lô hàng thì ngày hôm sau, các sản phẩm xúc xích Vietfood của công ty bị các nhà phân phối trả lại, người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm. Công nợ của công ty hàng tỷ đồng không thu hồi được. Hơn 100 công nhân của đơn vị này có nguy cơ thất nghiệp do hàng hóa không tiêu thụ được.

Không chỉ xúc xích khó tiêu thụ mà các sản phẩm thực phẩm khác liên quan đến thương hiệu Vietfood cũng không thể bán ra. Hơn 50 tấn xúc xích bị các nhà phân phối trả lại, doanh nghiệp buộc phải bán cho cá ăn với giá 2.000 đồng/kg, thấp hàng chục lần so với giá bán trước đó. Đáng nói thiệt hại nặng nhất là thương hiệu của doanh nghiệp.

Chị  Huỳnh Vũ Thị Minh Loan, cán bộ phụ trách kỹ thuật và sản xuất của Vietfood mong muốn: “Cơ quan chức năng trước khi có quyết định gì đó phải tham khảo cẩn thận về mặt pháp luật và chuyên môn, để quyết định của cơ quan chuyên môn không gây thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất và ảnh hưởng đến người tiêu dùng. “Hiện tại không phải chỉ doanh nghiệp Vietfood bị ảnh hưởng mà ngành chế biến xúc xích đều bị ảnh hưởng”, chị Loan cho biết.

Trong trường hợp xúc xích Vietfood, khi những quy định của pháp luật chưa rõ ràng, lực lượng quản lý thị trường của Hà Nội cần phải tham khảo cơ quan chuyên môn, không thể tùy tiện giữ hàng và công bố chất lượng. Thiệt hại của doanh nghiệp thì đã rõ. Nhưng trách nhiệm thì chưa có cơ quan, đơn vị nào chịu. Việc bồi thường thiệt hại về vật chất đã có quy định pháp luật, nhưng quy định về bồi thường thương hiệu thì còn bỏ ngỏ.

Theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, về nguyên tắc, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM cho rằng, về nguyến tắc, người có có thẩm quyền khi xử phạt hành chính nhưng lại gây thiệt hại về bảo quản tang vật phương tiện khi phương tiện đó bì mất, hư hỏng, đánh tráo…thì cơ quan ra quyết định xử phạt đó phải chịu trách nhiệm bồi thường và xử lý vi phạm theo pháp luật.

Trong buổi đối thoại với doanh nghiệp cuối tháng 4 vừa qua tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và không hình sự hóa sự việc. Tuy nhiên, qua việc xử lý của ngành chức năng ở Hà Nội và Đồng Nai thì ngược lại, làm cho doanh nghiệp bất an trong sản xuất và dù doanh nghiệp có được “minh oan” thì cũng là “chờ được vạ thì má đã sưng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoàn trước 487 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại
Hoàn trước 487 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại

VOV.VN - Các doanh nghiệp tại Bình Dương, Hà Tĩnh... được bồi thường bảo hiểm, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ tiền thuê đất…

Hoàn trước 487 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại

Hoàn trước 487 tỷ đồng tiền thuế cho các doanh nghiệp bị thiệt hại

VOV.VN - Các doanh nghiệp tại Bình Dương, Hà Tĩnh... được bồi thường bảo hiểm, miễn giảm một số loại thuế, hỗ trợ tiền thuê đất…

Tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp
Tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Tang vật là 438 sản phẩm là túi xách, ví, dây lưng, bao điện thoại... giả mạo nhãn hiệu “Louis Vuitton” đang được bảo hộ tại Việt Nam của công ty “Louis Vuitton Mailletier” (Pháp).

Tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Tiêu hủy nhiều tang vật vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp

Tang vật là 438 sản phẩm là túi xách, ví, dây lưng, bao điện thoại... giả mạo nhãn hiệu “Louis Vuitton” đang được bảo hộ tại Việt Nam của công ty “Louis Vuitton Mailletier” (Pháp).

240 doanh nghiệp bị thiệt hại đã được hoàn thuế GTGT
240 doanh nghiệp bị thiệt hại đã được hoàn thuế GTGT

Thông tin này do Tổng cục Thuế đưa ra. Theo đó, 240 DN bị thiệt hại tại 4 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền đã chi hoàn là 3.483,5 tỷ đồng.

240 doanh nghiệp bị thiệt hại đã được hoàn thuế GTGT

240 doanh nghiệp bị thiệt hại đã được hoàn thuế GTGT

Thông tin này do Tổng cục Thuế đưa ra. Theo đó, 240 DN bị thiệt hại tại 4 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền đã chi hoàn là 3.483,5 tỷ đồng.