GFS khát vọng đưa Việt Nam thành vườn dược liệu của thế giới
VOV.VN - Tập đoàn GFS đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp, với khát vọng “Làm tất cả vì một Việt Nam hạnh phúc!”.
Ông Phạm Thành Công, Chủ tịch Tập đoàn GFS (Tập đoàn Năm Sao) trong buổi gặp gỡ các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ do Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức mới đây, khẳng định: “GFS đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp vì một Việt Nam hạnh phúc”.
Ông Phạm Thành Công - Chủ tịch Tập đoàn GFS (Tập đoàn Năm Sao) (Ảnh: Báo Thanh tra) |
PV: Thưa ông, trong khi các chủ doanh nghiệp thường đưa ra mục tiêu doanh thu trong năm tới bằng nhiều con số hấp dẫn, thì GFS lại đưa ra một thông điệp khá trừu tượng trong mục tiêu kinh doanh của mình?
Ông Phạm Thành Công: Vì một Việt Nam hạnh phúc – đó không phải là một thông điệp trừu tượng bởi GFS đã cụ thể hóa được những điều mình sẽ làm cho mục tiêu ấy. Để tạo ra hạnh phúc cho cộng đồng, chúng tôi phải đưa ra được khái niệm thế nào là hạnh phúc.
Tôi rất tâm đắc với triết lý hạnh phúc của Người Thụy Điển, đó là triết lý lagom: Biết vừa đủ, không ganh đua, biết chia sẻ và đặt yếu tố con người lên trên hết. Triết lý này được lan tỏa thành văn hóa doanh nghiệp của GFS, coi trọng nhân hòa lên hàng đầu. Từ đó, chúng tôi đưa ra thông điệp, các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của tập đoàn sẽ hoạt động tất thảy cho triết lý kinh doanh “Tất cả vì một Việt Nam hạnh phúc!”.
PV: GFS đã cụ thể hóa những điều gì trong hoạt động kinh doanh của mình cho triết lý kinh doanh này, thưa ông?
Ông Phạm Thành Công: Trong những năm qua, bất động sản là hoạt động kinh doanh chính của GFS. Trong lĩnh vực này với những sản phẩm ra thị trường của GFS như dự án Fivestar Mỹ Đình, Fivestar Kim Giang... đã thực sự không chỉ là nơi để ở, mà chúng tôi mang đến cho khách hàng một chốn đi về ấm áp, đẳng cấp với không gian sống lý tưởng, và sắp tới những dự án Five Star West Lake, Five Star Trường Chinh, Five Star Residence… sẽ ra mắt với tâm huyết kiến tạo chốn an cư lý tưởng, nơi giá trị sống được tôn vinh cho cộng đồng cư dân trí thức, hiện đại và văn hóa.
Khi đã mang đến cho cộng đồng những ngôi nhà không chỉ là nơi ở, mà còn là nơi bình yên để cư dân trở về, tận hưởng một không gian đầy đủ tiện ích, GFS lại trăn trở đến những điều khác, rất đỗi bình thường nhưng không dễ trong cuộc sống hàng ngày đó là thực phẩm chất lượng cao cho cộng đồng.
Quan niệm về hạnh phúc của tôi là: Hạnh Phúc là có sức khỏe, là sự an yên trong tâm hồn. Với suy nghĩ ấy, GFS khát vọng mang tới những thực phẩm hữu cơ cao cấp, tinh tế với giá trị bền vững cho cộng đồng từ bữa ăn hàng ngày, mang sự an tâm và thụ hưởng cao cấp cho người dân cũng như các sản phẩm dược liệu quý hiếm, cao cấp.
PV: Để thực hiện được khát vọng lớn lao này, GFS đã chuẩn bị được tiềm lực và những bước đi như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Thành Công: Tôi cho rằng, chỉ có khoa học mới có thể tạo nên sự đột phá và phát triển bền vững. Tầm nhìn chiến lược và bước đi lâu dài của Tập đoàn GFS là đầu tư cho khoa học công nghệ, đặc biệt, khoa học công nghệ được áp dụng trong nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao. Đưa công nghệ 4.0 vào nông nghiệp, nuôi thủy, hải sản tại Quảng Ninh và nhiều tỉnh thành khác.
Trong 5 năm tới, 70% giá trị gia tăng của Tập đoàn sẽ do khoa học công nghệ mang lại. Trong hoạt động khoa học công nghệ, nông nghiệp là lĩnh vực ưu tiên, chiếm tỷ trọng lên đến 70%, 30% còn lại sẽ dành cho các sản phẩm khác.
Trong xu thế phát triển việc nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử dụng rộng rãi các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ vừa phát huy thế mạnh của đất nước vừa ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ nhằm phát triển kinh tế xã hội.
Các sản phẩm không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chỉ của nông nghiệp hữu cơ như bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ… mà còn mang nét đặc sắc riêng của Việt Nam, không lẫn với bất kì sản phẩm của các quốc gia khác.
PV: Thưa ông, vậy có nghĩa rằng, sự khác biệt cũng là điều mà GFS hướng tới trong chiến lược phát triển của mình?
Ông Phạm Thành Công: Đúng vậy, nếu không khác biệt sẽ không tồn tại và phát triển bền vững được. Sự khác biệt này thể hiện ngay ở việc, Viện nghiên cứu GFS nằm trong Tập đoàn GFS và cùng thực hiện sứ mệnh phát triển. Khoa học và doanh nghiệp tuy là 2 nhưng cũng chính là 1, có sự gắn kết bền chặt thúc đẩy sự phát triển.
Điểm khác biệt của chúng tôi muốn mang đến cho cộng đồng là những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cao cấp (cách biệt hẳn với khái niệm thực phẩm sạch) và những dược liệu quý hiếm đặc sắc của Việt Nam.
PV: Trong buổi gặp gỡ này, đông đảo các đại biểu trí thức, nhà khoa học và các anh chị em văn nghệ sĩ có nghe ông nói tới khát vọng biến Việt nam thành Vườn dược liệu của Thế giới và khiến cho bạn bè quốc tế phải ngưỡng mộ? Liệu mong muốn này của ông có quá xa vời?
Ông Phạm Thành Công: Michael Gerber đã từng nói: “Những doanh nhân như chúng tôi nhìn đâu cũng thấy cơ hội trong khi nhiều người khác chỉ toàn thấy những khó khăn”. Với tôi, ngoài việc nhìn thấy cơ hội, chúng ta cần sự sẵn sàng. Và GFS đã sẵn sàng cho việc thực hiện khát vọng của mình để làm cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
Việt Nam ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng hàng nghìn cây dược liệu quý hiếm đặc sắc cùng với khó tàng quý báu của nền đông y Việt Nam với hàng nghìn năm lịch sử mang lại tinh hoa và giá trị vô giá cho cộng đồng.
GFS – với tiềm năng của đội ngũ các nhà khoa học tầm cỡ và là đối tác toàn diện của các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ danh tiếng trong và ngoài nước, với đội ngũ cán bộ tâm huyết đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu, chúng tôi sẵn sàng cùng với cả nước đưa “Việt Nam thành vườn dược liệu của thế giới”, mang đến cho xã hội những sản phẩm dược liệu hữu cơ đặc sắc độc nhất, mang đậm băn sắc dân tộc và văn hóa Việt.
Tôi không cho rằng đây là ước mơ xa vời, mà nó thực sự nằm trong tầm tay của GFS, đó thực sự chỉ là việc thực hiện sứ mệnh “Trả lại vị thế tiềm năng vốn có của người Việt” mà thôi.
PV: Xin cảm ơn ông!./. Ứng dụng công nghệ 4.0 tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản