Doanh thu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn đạt trên 1.123 tỷ đồng

VOV.VN - Doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty năm 2022 ước đạt 1.123.334 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021 với nhiều nỗ lực vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước.

Tổng kết công tác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc năm 2022 (Ủy ban/TĐ, TCT) ngày 15/12, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban cho biết, Ủy ban đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật và ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 TĐ, TCT được giao quản lý, khắc phục tình trạng trước đây nhiều nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa được thực hiện đầy đủ hoặc tồn đọng qua nhiều năm.

Ủy ban thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN ngành Công Thương. Đến nay một số dự án, DN đã có nhiều chuyển biến trong sản xuất, kinh doanh. Về cơ bản, 19 TĐ, TCT hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; tổng giá trị vốn nhà nước được bảo toàn, phát triển; tổng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, giá trị vốn đầu tư phát triển thực hiện và thu nhập bình quân của người lao động tăng lên.

“Một số TĐ, TCT đạt kim ngạch xuất nhập khẩu lớn; chưa phát sinh dự án đầu tư có nguy cơ rủi ro cao gây thua lỗ lớn, thất thoát vốn nhà nước; thể hiện rõ vai trò trong việc góp phần bảo đảm một số cân đối lớn của nền kinh tế, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; là công cụ quan trọng để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và thực hiện chính sách an sinh xã hội”, ông Cảnh nêu rõ.

Theo ông Cảnh, năm 2022, tổng doanh thu của 19 TĐ, TCT ước đạt 1.123.334 tỷ đồng (bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021); trừ EVN có lỗ đột biến còn tổng lợi nhuận trước thuế của 18 TĐ, TCT ước đạt 39.219 tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021). Trong đó, 15/19 TĐ, TCT hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 TĐ, TCT hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 TĐ, TCT hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp Ngân sách Nhà nước. Một số TĐ, TCT đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả tích cực, vượt mức kế hoạch tại nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước (PVN, Petrolimex, Vinachem, TKV, VEC...).

Đáng chú ý, sau 4 năm chuyển về Ủy ban quản lý, có 41 dự án nhóm A, 125 dự án nhóm B đã được các TĐ, TCT thuộc Ủy ban phê duyệt/triển khai thực hiện/hoàn thành đầu tư. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tập đoàn, tổng công ty, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư; trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm với tổng mức đầu tư khoảng 259.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tai hội nghị ông Cảnh cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 và tình hình bất ổn thế giới làm lợi nhuận của một số DN thuộc Ủy ban giảm mạnh, có DN lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu. Một số TĐ, TCT còn hạn chế trong việc hoàn thành một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh được Ủy ban đã giao về triển khai và giải ngân một số dự án đầu tư; tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn. Một số TĐ, TCT chưa thực hiện chế độ báo cáo theo đúng hạn định, đặc biệt là đối với các báo cáo tài chính và giám sát tài chính…

Ông Cảnh cho biết, năm 2023, Ủy ban tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc hoàn thiện hành lang pháp lý, phát triển mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ủy ban để thực hiện tốt hơn chức năng cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN. Kịp thời rà soát, tổng hợp, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các TĐ, TCT phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19.

Các tập đoàn, tổng công ty phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội nhà nước giao; đẩy mạnh đầu tư, phát triển góp phần xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn,... Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả.

Thấy rõ và toàn diện tình hình, kết quả công tác năm 2022, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; nhận diện đầy đủ những khó khăn, thách thức; từ đó đã xác định cụ thể phương hướng, nhiệm vụ công tác cho năm 2023, kết luận hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban khẳng định, Ủy ban xác định năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Ủy ban và các TĐ, TCT xác định hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; các TĐ, TCT thực sự giữ được vai trò nòng cốt của DNNN trong việc đảm bảo các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

“Theo dự báo, tình hình quốc tế và trong nước năm 2023 tiếp tục có nhiều yếu tố rủi ro, phức tạp, khó lường. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2023, Ủy ban và các TĐ, TCT cần nỗ lực, quyết tâm rất lớn để vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt được cơ hội đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển. Với kinh nghiệm, sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao và kết quả đạt được năm 2022, tôi tin tưởng rằng năm 2023, Ủy ban và các TĐ, TCT sẽ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác đề ra”, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khẳng định.

Dịp này, Nhà nước, Chính phủ đã trao tặng nhiều Huân, Huy chương cùng các danh hiệu cao quý ghi nhận sự nỗ lực cố gắng, đóng góp của các tập thể và cá nhân thuộc Ủy ban và các TĐ, TCT năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN: Nhiều “đại sự” cần làm rõ
Sửa luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN: Nhiều “đại sự” cần làm rõ

VOV.VN - Góp ý vào dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nhiều chính sách chưa rõ.

Sửa luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN: Nhiều “đại sự” cần làm rõ

Sửa luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN: Nhiều “đại sự” cần làm rõ

VOV.VN - Góp ý vào dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng nhiều chính sách chưa rõ.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Ngoại giao và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa có các quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL

VOV.VN - Các địa phương trong khu vực ĐBSCL tiếp tục chủ động thông tin các tiềm năng, lợi thế cho các doanh nghiệp thuộc Ủy ban quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL

VOV.VN - Các địa phương trong khu vực ĐBSCL tiếp tục chủ động thông tin các tiềm năng, lợi thế cho các doanh nghiệp thuộc Ủy ban quan tâm, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn.