Đồng Nai gặp khó khi di dời khu công nghiệp lâu đời nhất cả nước

VOV.VN - Giai đoạn 1 của đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hoà 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ không đạt tiến độ di dời doanh nghiệp.

Khu công nghiệp Biên Hoà 1 (tỉnh Đồng Nai) là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước. Trước yêu cầu đặt ra về phát triển đô thị, tỉnh Đồng Nai có lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1. Tuy nhiên, đến nay kết quả chưa đạt như kỳ vọng.

Tiến độ chậm chạp

Khu công nghiệp Biên Hoà 1 có diện tích 340 ha, đã lấp đầy 100%. Trong đó, có 76 doanh nghiệp đang thuê đất để sản xuất gồm 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 70 doanh nghiệp đang thuê đất sản xuất.

Từ tháng 10/2009, Chính phủ đồng ý về chủ trương cho tỉnh Đồng Nai di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 ra địa điểm khác. Đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hoà 1.

Đúng 10 năm sau, tháng 2/2024, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hoà 1 thành khu đô thị - thương mại – dịch vụ. Trong đó, tỉnh Đồng Nai đặt ra lộ trình gồm 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1 hoàn thành trước tháng 12/2024, ảnh hưởng đến 10 doanh nghiệp và một phần mặt bằng của 4 doanh nghiệp trong phần diện tích khoảng 75,1 ha nằm ở phía nam của khu công nghiệp. Giai đoạn 2 hoàn thành trước tháng 12/2025 gồm các doanh nghiệp trong phần diện tích còn lại.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 1 có 10 doanh nghiệp chưa có kế hoạch di dời, 5 doanh nghiệp đã và đang di dời. Giai đoạn 2 mới có 3 doanh nghiệp có kế hoạch di dời. 

Do việc di dời khu công nghiệp chưa có tiền lệ, các chính sách, cơ chế hỗ trợ đi kèm cũng mới, phải xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương, nên việc xây dựng cơ chế, chính sách chưa đạt tiến độ đề ra.

"Câu chuyện hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thế nào thì đây là “ca” đầu tiên của tỉnh và cả nước chuyển đổi. Do đó, các chính sách đi theo chưa có, có thể thực hiện xong khu này thì mới có chính sách cho cả nước. Quá trình làm thì tỉnh phải xin ý kiến các cơ quan Trung ương, bộ, ban ngành", ông Trần Vũ Hoài Hạ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết.

Cần chính sách hỗ trợ

Một trong những bài toán cần giải quyết là người lao động đang làm việc tại Khu công nghiệp Biên Hoà 1. Hiện có hơn 21.000 người lao động đang làm việc tại đây, đa phần từ 30 tuổi trở lên. 

Theo tính toán, khi di dời các doanh nghiệp ra khỏi Khu công nghiệp Biên Hoà 1, tỉnh Đồng Nai cần chi 1.270 tỷ đồng để hỗ trợ chi phí ổn định đời sống cho người lao động, chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp sau khi di dời. Số tiền này được lấy từ tiền đấu giá đất khu công nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, có 936 người lao động không di chuyển theo doanh nghiệp khi di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hoà 1. Theo bà Hiền, Sở có phương án hỗ trợ cho người lao động tìm việc, học nghề.

"Hưởng bảo hiểm thất nghiệp và được giới thiệu việc làm miễn phí, đồng thời được hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí. Một số người đề nghị được vay vốn để kinh doanh khác, chính sách này cũng đã có trong quỹ giải quyết việc làm", bà Hiền thông tin.

Bên cạnh vấn đề người lao động, các doanh nghiệp cũng là chủ thể cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi để di dời. Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai nhận định, việc di dời chậm có nguyên nhân do các doanh nghiệp chờ cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bởi chỉ khi có cơ chế, chính sách rõ ràng thì doanh nghiệp mới có thể lên phương án, kế hoạch, lộ trình và chi phí di dời cho phù hợp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn được giới thiệu vị trí mới, hỗ trợ chi phí tuyển dụng lao động.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Thường, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết: "Lần đầu tiên trong cả nước di dời khu công nghiệp, là một đặc thù khó khăn. Trong quá trình thực hiện, nhiều lần Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, có dự thảo đề án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hoà 1, tiếp tục hoàn thiện rồi mới ban hành chính sách".

Sứ mệnh lịch sử của khu công nghiệp lâu đời nhất cả nước đang dần khép lại, mở ra thời kỳ phát triển mới với những đòi hỏi về nâng cao chất lượng đời sống người dân, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như phát triển về thương mại dịch vụ cho TP.Biên Hoà. Tỉnh Đồng Nai cần nhanh chóng có những chính sách phù hợp, kịp thời để thúc đẩy việc di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 đạt tiến độ đã đề ra.

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành lập từ năm 1963, là khu công nghiệp hình thành sớm nhất cả nước. Hiện bên trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 có các khu dân cư xen lẫn với các nhà máy.

Theo đề án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ, tại đây sẽ có hai dự án đầu tư, gồm khu vực Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Đồng Nai (diện tích khoảng 44 ha) và Khu đô thị - dịch vụ Biên Hòa 1 (diện tích hơn 286 ha).

Mục tiêu của đề án là xây dựng một khu đô thị - dịch vụ - thương mại mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững, tạo bộ mặt mỹ quan đặc trưng cho khu vực nói chung và TP Biên Hòa nói riêng. Đồng thời, cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khu công nghiệp đầu tiên ở Bình Dương thí điểm di dời ra khỏi khu dân cư
Khu công nghiệp đầu tiên ở Bình Dương thí điểm di dời ra khỏi khu dân cư

VOV.VN - Bình Dương đang thực hiện Đề án di dời các doanh nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư ở phía Nam vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở phía Bắc. Lộ trình di dời sẽ hoàn thành vào năm 2030 nhằm chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở khu vực phía Nam.

Khu công nghiệp đầu tiên ở Bình Dương thí điểm di dời ra khỏi khu dân cư

Khu công nghiệp đầu tiên ở Bình Dương thí điểm di dời ra khỏi khu dân cư

VOV.VN - Bình Dương đang thực hiện Đề án di dời các doanh nghiệp nằm rải rác trong khu dân cư ở phía Nam vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở phía Bắc. Lộ trình di dời sẽ hoàn thành vào năm 2030 nhằm chỉnh trang đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở khu vực phía Nam.

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?
Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

VOV.VN - Địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận có 3 khu công nghiệp (KCN) với quy mô gần 1.800 ha, gồm: KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 1 và KCN Sơn Mỹ 2. Khả năng thu hút nhà đầu tư trong tương lai của các KCN này là rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên tiến độ triển khai thực hiện các khu công nghiệp này vẫn còn chậm…

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

Tiến độ các khu công nghiêp quy mô lớn ở tỉnh Bình Thuận giờ ra sao?

VOV.VN - Địa bàn huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận có 3 khu công nghiệp (KCN) với quy mô gần 1.800 ha, gồm: KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 1 và KCN Sơn Mỹ 2. Khả năng thu hút nhà đầu tư trong tương lai của các KCN này là rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên tiến độ triển khai thực hiện các khu công nghiệp này vẫn còn chậm…

Bình Dương xây dựng khu công nghệ cao 220ha, đón nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn
Bình Dương xây dựng khu công nghệ cao 220ha, đón nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn

VOV.VN - Bình Dương đang xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao 220ha, chuẩn bị đón các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn. Đó là thông tin được Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chia sẻ với chuyên gia quốc tế về công nghiệp bán dẫn khi đến làm việc với tỉnh Bình Dương.

Bình Dương xây dựng khu công nghệ cao 220ha, đón nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn

Bình Dương xây dựng khu công nghệ cao 220ha, đón nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn

VOV.VN - Bình Dương đang xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao 220ha, chuẩn bị đón các nhà đầu tư công nghiệp bán dẫn. Đó là thông tin được Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chia sẻ với chuyên gia quốc tế về công nghiệp bán dẫn khi đến làm việc với tỉnh Bình Dương.