Đường sắt trên cao tiếp tục đứng trước nguy cơ “lụt” tiến độ

VOV.VN - Tính đến thời điểm này, chỉ có quận Thanh Xuân hoàn thành mặt bằng và bàn giao cho đơn vị thi công, các quận khác vẫn còn vướng mắc.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông với chiều dài hơn 13 km, đi qua địa bàn 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa.

Tính đến thời điểm này, chỉ có quận Thanh Xuân hoàn thành mặt bằng và bàn giao cho đơn vị thi công, quận Hà Đông và Đống Đa vẫn đang vướng mắc khi thực hiện giải phóng mặt bằng, việc này khiến dự án đường sắt đô thị đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.


28/10 nhà ga Cát Linh vẫn chưa giải phóng được mặt bằng
Đi dọc tuyến đường đang thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, từ phố Hào Nam qua Hoàng Cầu, đường Láng, đường Nguyễn Trãi vào tới Hà Đông, đâu đâu cũng thấy ngổn ngang vật liệu, đổ dầm, đâm dầm, hệ thống kỹ thuật, nhà chờ đang được xây dựng tại các điểm ga.

Tại ngã tư Cát Linh và Hào Nam, trụ cầu đã được xây dựng tới đây, tuy nhiên, mặt bằng xây dựng nhà ga vẫn bị những ngôi nhà của 72 hộ dân án ngữ. Trong số các hộ dân này, 46 hộ đã nhận tiền đền bù còn 26 hộ vẫn chưa nhận, tất cả đều chưa bàn giao mặt bằng.

Ông Nguyễn Song Hào, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa cho biết, quận đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng, thuyết phục các hộ dân chấp hành chủ trương. Thành phố Hà Nội cũng tính đến phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với vị trí này.

Sau điểm giải phóng mặt bằng Cát Linh, tại nhà ga Depo quận Hà Đông cũng còn 13 ngôi mộ đang được di chuyển với cơ chế hỗ trợ mới của thành phố Hà Nội. Như vậy, tuyến đường sắt trên cao đi qua 3 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông chỉ có quận Thanh Xuân tới thời điểm này hoàn thành giải phóng mặt bằng. Thành phố Hà Nội và Ban Quản lý dự án đường sắt đều tích cực thực hiện nhưng vì sao giải phóng mặt bằng cho dự án vẫn diễn ra chậm?.

Ông Hoàng Thanh Sơn, một hộ dân trong diện di dời phục vụ dự án đường sắt đô thị khu vực quận Thanh Xuân chia sẻ: Một dự án giao thông công cộng, người dân nào cũng ủng hộ, nhưng cần có chính sách đền bù hợp lí và linh động.

 


Nhà ga trên đoạn đường Hoàng Cầu vẫn dang dở.

Ông Sơn nói: “Kiến nghị chung là mức đền bù cho người dân theo hệ số 1,8 nhưng tôi đề nghị cao hơn một chút, chẳng hạn 2,0 để bà con đỡ thiệt thòi. Đây là mong muốn chung của người dân ở đây. Riêng tôi sẽ chấp hành tuyệt đối quy định của nhà nước”.

Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân đã đề nghị thành phố áp dụng cơ chế đặc biệt (đền bù hệ số 1,8) và bố trí tái định cư trong địa bàn quận để thực hiện giải phóng mặt bằng.

Quý 1/2014, Thanh Xuân hoàn thành di dời 42 hộ dân và 2 tổ chức, tổng diện tích 5700 m2; tuy nhiên, công tác “hậu” giải phóng mặt bằng như chính sách đền bù, tái định cư vẫn đang được giải quyết.

Vấn đề về giá đền bù chênh lệch nhiều với giá thị trường, nhà tái định cư chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ gia đình vẫn được người dân kiến nghị

Ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân cho biết: Quận Thanh Xuân đang xem xét để đề nghị thành phố tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân.

“Người dân xây dựng đã lâu nhưng chính quyền nói rằng thời điểm xây dựng lại gần với ngày thu hồi đất. Và bản thân nhà dân có hai hộ khẩu, 8 nhân khẩu khi thu hồi đất chỉ còn lại 16 m2. Sau khi đền bù, giải phóng xong, gia đình sinh thêm 1, 2 cháu và hiện tại là 10 nhân khẩu. Vậy người dân kiến nghị 1 nhà tái định cư không đủ ở. Quận chỉ đạo, xác định lại nếu đủ điều kiện mới kiến nghị với liên ngành để báo cáo thành phố tháo gỡ khó khăn cho người dân”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết: Việc khởi công chậm tiến độ dự án đường sắt trên cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến đội giá công trình lên gấp 2 lần (tổng mức đầu tư lên tới hơn 890 triệu USD).

Hiện công trình đã thi công xong 70% trụ cầu của tuyến đường sắt, phiến dầm cầu đúc được hơn một nửa và 4 trên 5 nhà ga đã được xây dựng. Nhưng nếu những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng không được giải quyết dự án không đáp ứng được kế hoạch đề ra (dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2015).

Công trình đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông sẽ lại chậm tiến độ lần nữa. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Nguyên nhân cơ bản chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Vướng là ga Cát Linh, nhà ga lớn, đầu tuyến mà hệ thống đường sắt phải đồng bộ, cả hệ thống thông tin tín hiệu rất nhiều trong nhà ga mới chạy được. Do vậy, nếu có mặt bằng trong tháng 10 hoặc tháng 12/2015, chúng tôi mới hoàn thành xây lắp được, một sự cố gắng rút ngắn tiến độ của ga Cát Linh”.

Cùng với tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, tuyến đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội cũng đang vướng mắc giải phóng mặt bằng. Dự án dự kiến hoàn thành tháng 9/2017, nhưng dự án sẽ phải kéo dài thêm hơn 1 năm nữa (tháng 11 năm 2018).

Hai công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội đều gặp phải “nút thắt” giải phóng mặt bằng khiến tiến độ chậm. Khi chưa giải quyết được việc này, hàng loạt hệ lụy như: ùn tắc giao thông khi các công trình đều thi công trên các tuyến đường chính của Hà Nội, đội vốn đầu tư, làm chậm kế hoạch hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị Hà Nội vẫn đang hiện hữu.

Việc giải phóng mặt bằng cho các dự án đường sắt trên cao đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có văn bản chỉ đạo thành phố Hà Nội. Phó Thủ tướng yêu cầu chậm nhất đến tháng 3/2014 phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, nhưng đã đến cuối tháng 10 mặt bằng sạch vẫn chưa được bàn giao và khả năng hoàn thành việc này vào đầu tháng 11 cũng không khả thi. Các dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội thêm một lần nữa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Theo đại diện Ban GPMB Hà Nội, để đảm bảo tiến độ công trình, giải pháp cưỡng chế chế GPMB có thể được áp dụng.

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Sẽ cưỡng chế GPMB tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Theo đại diện Ban GPMB Hà Nội, để đảm bảo tiến độ công trình, giải pháp cưỡng chế chế GPMB có thể được áp dụng.

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Việc điều chỉnh một số hạng mục đã dẫn đến thay đổi tổng mức đầu tư tăng thêm 339,1 triệu USD so với mức được phê duyệt.

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bộ GTVT: 9 nguyên nhân đội vốn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

VOV.VN - Việc điều chỉnh một số hạng mục đã dẫn đến thay đổi tổng mức đầu tư tăng thêm 339,1 triệu USD so với mức được phê duyệt.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện còn 3 km chưa giải phóng xong mặt bằng, số tiền cần giải ngân khoảng 70 tỷ đồng

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Chưa có mặt bằng vì chủ đầu tư…

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện còn 3 km chưa giải phóng xong mặt bằng, số tiền cần giải ngân khoảng 70 tỷ đồng

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Các chủ đầu tư dự án cần triển khai thi công ngay hoặc lập hàng rào bảo vệ chống tái lấn chiếm.

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Gấp rút hoàn thành GPMB đường sắt Cát Linh-Hà Đông

VOV.VN - Các chủ đầu tư dự án cần triển khai thi công ngay hoặc lập hàng rào bảo vệ chống tái lấn chiếm.

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông
Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung số tiền này và đã được chấp thuận.

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bổ sung 400 tỷ đồng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung số tiền này và đã được chấp thuận.