EU tìm cách trang trải chi phí vận chuyển ngũ cốc Ukraine bằng đường bộ

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng xuất khẩu gần như toàn bộ nông sản của Ukraine bằng đường bộ thông qua "các tuyến đường đoàn kết" cũng như có thể hỗ trợ về chi phí.

Đây là khẳng định được Ủy viên Nông nghiệp EU Janusz Wojciechowski đưa ra ngày 25/7, khi Bộ trưởng Nông nghiệp các nước Liên minh châu Âu đã nhóm họp tại Brussels (Bỉ), thảo luận về vấn đề ngũ cốc của Ukraine, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.

"Các tuyến đường đoàn kết" là kết nối giao thông đường sắt và đường bộ qua các quốc gia thành viên EU có biên giới với Ukraine như Ba Lan và Hungary, trong đó tuyến đường quan trọng nhất là qua Rumani. Các tuyến đường này đã được Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất thiết lập hồi năm ngoái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của Ukraine mà không đi qua Biển Đen.

Ông Janusz Wojciechowski thông báo EU đang xem xét một số sáng kiến ​​do các quốc gia thành viên đề xuất để đưa ra kế hoạch chung giúp chi trả chi phí vận tải phát sinh: "Nó chưa đủ hấp dẫn - thương mại sử dụng các tuyến đường đoàn kết của Ba Lan, của Hungary, hay như của Rumani, với Rumani là hành lang vận tải lớn nhất - song chúng ta cũng cần xem xét vấn đề hỗ trợ vận chuyển. Nếu không có điều này, thì khả năng Nga sẽ có lợi hơn, vì mua ngũ cốc từ Nga sẽ rẻ hơn so với trả tiền mua ngũ cốc từ Ukraine được Ba Lan vận chuyển đến Biển Đen, đến các cảng Baltic. Chi phí của hoạt động này sẽ luôn cao hơn mức mà Nga có thể đưa ra trên thị trường toàn cầu".

Việc mở rộng hoạt động vận chuyển ngũ cốc qua EU vốn được xem là vấn đề nhạy cảm đối với Ba Lan và một số quốc gia khác trong khối có chung biên giới với Ukraine, nơi người nông dân chịu áp lực đáng kể từ việc tăng nhập khẩu nông sản từ Ukraine.

Hồi tháng 5 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cho phép 5 nước thành viên gồm Bun-ga-ri, Hungary, Ba Lan, Ru-ma-ni và Xlô-va-ki-a cấm bán lúa mì, ngô, dầu hạt cải và hạt hướng dương Ukraine trong nước, song cho phép ngũ cốc Ukraine quá cảnh để xuất khẩu đi các nơi khác, kể cả các nước EU.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

1 năm xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu
1 năm xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.

1 năm xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu

1 năm xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên kinh tế toàn cầu

VOV.VN - Các chuyên gia nhận định, sự kéo dài của cuộc xung đột đang tạo ra sự chuyển dịch địa chính trị khó lường và tiếp tục đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của suy thoái.

Nền kinh tế Ukraine kiệt quệ vì xung đột
Nền kinh tế Ukraine kiệt quệ vì xung đột

VOV.VN - Tờ Wall Street Journal đưa tin, nền kinh tế của Ukraine đã kiệt quệ trong cuộc xung đột với Nga bất chấp nhận được sự viện trợ từ phương Tây.

Nền kinh tế Ukraine kiệt quệ vì xung đột

Nền kinh tế Ukraine kiệt quệ vì xung đột

VOV.VN - Tờ Wall Street Journal đưa tin, nền kinh tế của Ukraine đã kiệt quệ trong cuộc xung đột với Nga bất chấp nhận được sự viện trợ từ phương Tây.

IMF: Xung đột tại Ukraine - nhân tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát và kìm hãm nền kinh tế
IMF: Xung đột tại Ukraine - nhân tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát và kìm hãm nền kinh tế

VOV.VN - Cuộc xung đột tại Ukraine đang tạo ra nhiều nguy cơ. Cú sốc đối với thị trường quốc tế, đối với năng lượng, thực phẩm, nguyên liệu thô đã làm suy giảm tăng trưởng kinh tế khiến lạm phát gia tăng, đe dọa an ninh lương thực và sự ổn định tài chính.

IMF: Xung đột tại Ukraine - nhân tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát và kìm hãm nền kinh tế

IMF: Xung đột tại Ukraine - nhân tố lớn nhất thúc đẩy lạm phát và kìm hãm nền kinh tế

VOV.VN - Cuộc xung đột tại Ukraine đang tạo ra nhiều nguy cơ. Cú sốc đối với thị trường quốc tế, đối với năng lượng, thực phẩm, nguyên liệu thô đã làm suy giảm tăng trưởng kinh tế khiến lạm phát gia tăng, đe dọa an ninh lương thực và sự ổn định tài chính.