FDI vào Trung Quốc tháng 7 thấp nhất trong 2 năm

VOV.VN -  Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Phía Trung Quốc ngày 18/8 lên tiếng phủ nhận ý kiến cho rằng, một loạt cuộc điều tra chống độc quyền gần đây với các công ty nước ngoài có thể là nguyên nhân khiến đầu tư nước ngoài sụt giảm ở nước này.

Số liệu công bố mới đây cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc chỉ dừng ở ngưỡng 7,8 tỷ USD trong tháng 7, mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Tổng mức đầu tư trong 7 tháng đầu năm là 71,1 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong vài tuần gần đây, giới chức Trung Quốc đang triển khai một loạt cuộc đièu tra chống độc quyền nhằm vào các công ty nước ngoài, bao gồm Microsoft, nhà sản xuất chip Qualcomm và hãng sản xuất xe hơi Audi, Daimler và Chrysler.


Các hãng xe hơi nước ngoài như Audi, Mercedes đang nằm trong diện bị điều tra chống độc quyền tại Trung Quốc (Ảnh: Reuters) 

Ngày càng có nhiều chỉ trích cho rằng, các nhà quản lý Trung Quốc đang “phân biệt đối xử” với các công ty nước ngoài và các cuộc điều tra trên được chỉ đạo một cách tùy tiện, khiến các doanh nghiệp có rất ít cơ hội để dành phần thắng. Tuy nhiên, phía Trung Quốc liên tục bác bỏ cáo buộc này.

Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc, ông Shen Danyang cho biết, một vài cuộc điều tra chống độc quyền khó có thể xua đuổi các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Shen cũng cho rằng, sở dĩ đầu tư nước ngoài giảm trong  năm nay là do năng lực sản xuất dư thừa của các nhà máy Trung Quốc. Đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao vẫn mạnh mẽ.

Tuy nhiên, một số công ty nước ngoài vẫn tiếp tục e ngại về môi trường đầu tư tại Trung Quốc và các quy định chống độc quyền của nước này.

“Trong một số ngành bị điều tra, các công ty nội địa cho biết họ không thuộc diện bị nghi vấn”, EuroCham tại Trung Quốc cho biết.

Thậm chí, trong một số trường hợp, giới chức Trung Quốc còn yêu cầu các công ty nước ngoài không được “làm khó” các cuộc điều tra như nhờ luật sư hoặc kêu gọi sự giúp đỡ từ chính phủ của họ.

Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã chậm lại, đầu tư trực tiếp của nước này ra nước ngoài lại tăng lên mức cao kỷ lục 52,6 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang có những bước đi mạnh bạo hơn trên trường quốc tế, thông qua việc mua lại các công ty nước ngoài như nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ Smithfield Foods Inc. và House of Fraser, một chuỗi siêu thị của Scotland./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc giảm nhập khẩu vàng
Trung Quốc giảm nhập khẩu vàng

VOV.VN - Trong năm 2014, nhu cầu nội địa của Trung Quốc đối với mặt hàng vàng có thể giảm 20%.

Trung Quốc giảm nhập khẩu vàng

Trung Quốc giảm nhập khẩu vàng

VOV.VN - Trong năm 2014, nhu cầu nội địa của Trung Quốc đối với mặt hàng vàng có thể giảm 20%.

Chad rút giấy phép của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc
Chad rút giấy phép của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc

VOV.VN - Các vụ ô nhiễm ở phía Nam Chad đã buộc chính phủ nước này phải ngừng hoạt động khoan dầu của CNPC.

Chad rút giấy phép của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc

Chad rút giấy phép của Tập đoàn dầu khí Trung Quốc

VOV.VN - Các vụ ô nhiễm ở phía Nam Chad đã buộc chính phủ nước này phải ngừng hoạt động khoan dầu của CNPC.

Trung Quốc bắt 18 tội phạm kinh tế lẩn trốn tại nước ngoài
Trung Quốc bắt 18 tội phạm kinh tế lẩn trốn tại nước ngoài

VOV.VN - Đáng chú ý, trong số này có những kẻ đã lẩn trốn tại nước ngoài 10 năm, được cấp hộ chiếu tại nước sở tại nhưng vẫn không thoát tội.

Trung Quốc bắt 18 tội phạm kinh tế lẩn trốn tại nước ngoài

Trung Quốc bắt 18 tội phạm kinh tế lẩn trốn tại nước ngoài

VOV.VN - Đáng chú ý, trong số này có những kẻ đã lẩn trốn tại nước ngoài 10 năm, được cấp hộ chiếu tại nước sở tại nhưng vẫn không thoát tội.

Doanh nghiệp phương Tây bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc
Doanh nghiệp phương Tây bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều hãng xe ngoại, bao gồm Mercedes Benz, Audi và Chrysler cho biết đang bị giới chức Trung Quốc điều tra chống độc quyền.

Doanh nghiệp phương Tây bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc

Doanh nghiệp phương Tây bị phân biệt đối xử ở Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều hãng xe ngoại, bao gồm Mercedes Benz, Audi và Chrysler cho biết đang bị giới chức Trung Quốc điều tra chống độc quyền.