Gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu Nam TP.HCM đang "khát" vốn

VOV.VN - Lãnh đạo huyện Bình Chánh - địa phương tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp của TP.HCM đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm lắng nghe ý kiến, tìm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp.

6 tháng đầu năm nay, riêng ở huyện Bình Chánh có 1.391/2.100 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp thành lập mới, đạt tỷ lệ hơn 66% kế hoạch, tăng 61 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp so với năm 2022. Đến thời điểm này, Bình Chánh có hơn 27.500 doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, có khoảng 1.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn. 6 tháng đầu năm 2023, tình hình thu ngân sách của huyện Bình Chánh đạt kế hoạch đề ra, với kết quả gần 1.100 tỷ đồng, đạt 52,11% so với dự toán.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện các doanh nghiệp cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, cụ thể là vốn vay, chính sách đất đai, thủ tục hành chính, cơ chế đặc biệt để thu hút đầu tư, nhất là vào các lĩnh vực như giáo dục, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp… 

Theo ông Lý Minh Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Bình Chánh, có đến gần 70% doanh nghiệp trên địa bàn đang “khát vốn”, dù có một số nguồn cho vay song việc tiếp cận không dễ dàng, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ông Sơn đề xuất: "Đơn cử như lãi vay, lãi xuất, bảo hiểm xã hội, giãn thuế, biên giãn nợ chậm nộp… Theo luật quy định thì nợ bao nhiêu thì buộc phải chuyển qua cơ quan điều tra. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ trốn sẽ bị truy tố. Ở đây cần có cách nhìn sâu hơn, thấu đáo hơn, ví dụ như đang giãn nợ 6 tháng đến 1 năm thì cho nợ trong khoanh vùng đó, có thể cân nhắc cho chậm nộp nhưng đừng phạt"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu vốn khiến nhiều DN "vay đại, vay nóng" qua lúc khó khăn
Thiếu vốn khiến nhiều DN "vay đại, vay nóng" qua lúc khó khăn

VOV.VN - Giải pháp tháo hàng tồn của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn là tăng cường bán hàng qua hệ thống truyền thông, internet nhưng họ vẫn cần tiền nhưng đi vay không được vì ngân hàng vẫn chưa định giá được hàng tồn.

Thiếu vốn khiến nhiều DN "vay đại, vay nóng" qua lúc khó khăn

Thiếu vốn khiến nhiều DN "vay đại, vay nóng" qua lúc khó khăn

VOV.VN - Giải pháp tháo hàng tồn của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu vẫn là tăng cường bán hàng qua hệ thống truyền thông, internet nhưng họ vẫn cần tiền nhưng đi vay không được vì ngân hàng vẫn chưa định giá được hàng tồn.

Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Long An tăng đột biến
Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Long An tăng đột biến

VOV.VN - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) Long An từ đầu năm đến giữa tháng 5/2023 tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước tăng 215%; dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 65%.

Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Long An tăng đột biến

Vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Long An tăng đột biến

VOV.VN - Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) Long An từ đầu năm đến giữa tháng 5/2023 tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó dự án có vốn đầu tư trong nước tăng 215%; dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 65%.

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất
Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều nông dân vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để mở rộng chăn nuôi phát triển sản xuất. Nhiều gia đình có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

Thoát nghèo từ vốn vay phát triển sản xuất

VOV.VN - Hiện nay, nhiều nông dân vùng cao tỉnh Quảng Nam đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng để mở rộng chăn nuôi phát triển sản xuất. Nhiều gia đình có thu nhập từ 200 triệu đồng đến 800 triệu đồng/năm.