Giá thép giảm gần 300.000 đồng/tấn

Giá thép đã chính thức giảm tiếp khoảng 300.000 đồng/tấn, đưa mặt bằng giá chung của các thương hiệu sản xuất trong nước về dưới 17 triệu đồng.

Điển hình như thép cây, thép cuộn đã được một số doanh nghiệp điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn.

Đây là lần thứ ba một số doanh nghiệp thép điều chỉnh giảm giá sau đợt dài tăng nóng. Trước đó cũng đã có hai lần giảm trong tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, hiện giá thép trong nước vẫn còn cao, dù đã qua 3 lần giảm.

Giá xuất xưởng vẫn quanh mốc 16.300 - 17.000 đồng/kg tùy loại. Dự báo, thời gian tới, giá thép có thể sẽ tiếp tục giảm thêm.

Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất hạn chế xuất khẩu, ưu tiên nguồn nguyên liệu thép thô, thép cuộn cán nóng cho thị trường nội địa để hạ giá thép.

Trước đó, theo báo cáo của Fitch Solutions, trong năm 2021, nhu cầu thép sẽ ổn định và ngành sản xuất thép sẽ mở rộng về quy mô. Nhờ đó, giá thép sẽ giảm đáng kể trong năm 2022.

Từ quý IV/2020 đến nay, giá thép đã tăng đáng kể và đạt mức cao nhất kể từ giữa năm 2008 - thời kỳ khủng hoảng hàng hóa khiến giá nhiều loại sản phẩm tăng cao khắp thế giới. Đến nay, giá thép trung bình là 883 USD/tấn, cao hơn năm 2020 là 301 USD/tấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương nói gì về chuyện lập quỹ bình ổn giá thép?
Bộ Công Thương nói gì về chuyện lập quỹ bình ổn giá thép?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, lập quỹ bình ổn giá thép không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương nói gì về chuyện lập quỹ bình ổn giá thép?

Bộ Công Thương nói gì về chuyện lập quỹ bình ổn giá thép?

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, lập quỹ bình ổn giá thép không phải là ý kiến chính thức của Bộ Công Thương.

Giải bài toán cung – cầu, “hạ nhiệt” giá thép
Giải bài toán cung – cầu, “hạ nhiệt” giá thép

VOV.VN - Lãnh đạo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, sẽ ưu tiên các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá thép bất hợp lý.

Giải bài toán cung – cầu, “hạ nhiệt” giá thép

Giải bài toán cung – cầu, “hạ nhiệt” giá thép

VOV.VN - Lãnh đạo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, sẽ ưu tiên các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá thép bất hợp lý.

CPI cả năm 2021 có thể dưới 3% nếu kiểm soát tốt
CPI cả năm 2021 có thể dưới 3% nếu kiểm soát tốt

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Thậm chí, nếu kiểm soát lạm phát một cách thận trọng, chủ động, CPI cả năm có thể dưới 3%.

CPI cả năm 2021 có thể dưới 3% nếu kiểm soát tốt

CPI cả năm 2021 có thể dưới 3% nếu kiểm soát tốt

VOV.VN - Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Thậm chí, nếu kiểm soát lạm phát một cách thận trọng, chủ động, CPI cả năm có thể dưới 3%.